Ngành Giáo dục Gia Lai sơ kết học kỳ I năm học 2022-2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 16-1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2022-2023. Giám đốc Lê Duy Định và các Phó Giám đốc Nguyễn Văn Long, Bùi Khoa Nghi chủ trì hội nghị.

Năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 774 trường mầm non và phổ thông với gần 416 ngàn học sinh/12.372 lớp. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành là 23.276 người. 

Ngay từ đầu năm học, Sở GD-ĐT đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quan trọng như: huy động trẻ đúng độ tuổi đến trường; tuyển sinh và thực hiện các hoạt động giáo dục đảm bảo kế hoạch thời gian năm học; tổ chức lễ khai giảng; tăng cường công tác kiểm tra cơ sở vật chất, việc quản lý các khoản thu đầu năm học, không để xảy ra tình trạng “lạm thu” trên địa bàn; rà soát, sắp xếp, điều động, luân chuyển, tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học phù hợp với điều kiện ở địa phương… Các đơn vị cũng đã tích cực thực hiện sắp xếp lại mạng lưới, quy mô trường lớp (giảm 2 trường, 78 lớp và 74 điểm trường so với năm học 2021-2022).

Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Mộc Trà

Đến thời điểm này, ngành Giáo dục tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ học kỳ I theo kế hoạch; góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2022 của tỉnh. Theo đó, 100% trẻ mầm non được phát triển theo yêu cầu cần đạt của từng độ tuổi; tỷ lệ trẻ mầm non học 2 buổi/ngày đạt 85,9%. Chất lượng giáo dục bậc tiểu học có nhiều chuyển biến. Giáo dục trung học tiếp tục gặt hái được những kết quả tích cực. Giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc có nhiều đổi mới.

Trong học kỳ I, Sở GD-ĐT cũng đã tổ chức 40 đoàn đánh giá ngoài, kiểm tra và tham mưu UBND tỉnh công nhận 40 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn quốc gia trên toàn tỉnh lên 449 trường (đạt tỷ lệ 59%).

Ngoài ra, ngành Giáo dục tỉnh còn tổ chức thành công các kỳ thi, cuộc thi như: tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương; chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh bảng A và bảng B; thi nghề phổ thông; tham gia và đạt giải cao tại nhiều hội thi, giải đấu các cấp. Việc dạy học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo được nâng cao về chất lượng; quan tâm phát triển nguồn nhân lực; tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục…

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung tham luận, thảo luận một số nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp 6, 7; công tác huy động trẻ mầm non ra lớp đúng độ tuổi ở vùng khó; nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD-ĐT… Đồng thời, nêu lên một số khó khăn, vướng mắc về biên chế giáo viên, nhân viên, các khoản thu đầu năm học sau khi có Nghị quyết số 47/2022/NQ-HĐNDcủa HĐND tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Duy Định đề nghị toàn ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, hạn chế trong học kỳ I để hoàn thành tốt nhiệm vụ của học kỳ II và cả năm học 2022-2023. Trong đó, trọng tâm là củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 và chuẩn bị các điều kiện để tiếp tục triển khai ở các lớp 4, 8, 11 trong năm học 2023-2024, nhất là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Tin học, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật. Cùng với đó, cần chuẩn chu đáo, đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023…

MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

(GLO)- Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai) tổ chức cho học sinh tìm hiểu giáo dục Nhật Bản tại các trường đại học hàng đầu, qua đó giúp các em có định hướng tốt cho việc học và nghề nghiệp trong tương lai.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.