Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lần đầu tiên, hơn 60 tác phẩm về Tây Nguyên do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng Phố núi Pleiku, trong đó có tranh của nhiều danh họa mà tên tuổi đã ghi đậm dấu ấn trong nền mỹ thuật hiện đại.

Triển lãm diễn ra từ ngày 15-11 đến 15-12 tại Phòng Chuyên đề-Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Đây là một không gian thưởng lãm thú vị dành cho những ai yêu hội họa.

Trò chuyện với P.V, nữ họa sĩ Vương Lê Mỹ Học-Trưởng phòng Trưng bày và Giáo dục (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) cho hay, đặc trưng văn hóa Tây Nguyên không chỉ tìm thấy trong những bức tượng nhà mồ độc đáo, những bản trường ca bất tận, âm vang cồng chiêng huyền bí, âm thanh réo rắt của đàn t’rưng, klông put...hay những lễ hội truyền thống tưng bừng mà còn kết tinh trong chính con người Tây Nguyên đã và đang đi vào lịch sử của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Điều này được thể hiện qua các tác phẩm được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lựa chọn để giới thiệu tại triển lãm “Tây Nguyên trong hội họa Việt Nam”.

pho-chu-tich-ubnd-tinh-nguyen-thi-thanh-lich-tham-quan-trien-lam-22tay-nguyen-trong-hoi-hoa-viet-nam22.jpg
Họa sĩ Vương Lê Mỹ Học (thứ 3 từ trái sang) thuyết minh về các tác phẩm tại triển lãm khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch đến tham quan. Ảnh: Lam Nguyên

Họa sĩ Mỹ Học chia sẻ: “Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hy vọng triển lãm là hoạt động có ý nghĩa, vừa nhắc nhớ những hình ảnh trước đây về miền đất và con người Tây Nguyên đã góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa là cách giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng đất này”.

Với mong muốn giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật rộng rãi hơn, bên cạnh lối trưng bày truyền thống, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã giới thiệu hình thức trình chiếu kỹ thuật số đến công chúng tại Gia Lai. Hiệu ứng xử lý kỹ thuật số khi chụp kích thước lớn và phóng to tác phẩm mang lại những cảm xúc đặc biệt, giúp người xem có cảm giác hòa mình trong không gian tác phẩm, là một phần của tác phẩm.

Họa sĩ Xu Man có lẽ là cái tên được quan tâm nhất tại triển lãm bởi ông là người con của núi rừng Gia Lai. Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Mới đây, nhà ở của họa sĩ tài danh này ở làng Plei Bông (xã Ayun, huyện Mang Yang) còn được đề nghị xem xét, công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

xu-man-bac-ho-voi-tay-nguyen-1974-bot-mau-61x95cm.jpg
Tác phẩm "Bác Hồ với Tây Nguyên" (họa sĩ Xu Man)
chong-vu-khi-dau-tay-xu-man.jpg
Tác phẩm "Chông! Vũ khí đầu tay" (họa sĩ Xu Man)

Đến với triển lãm, khách tham quan sẽ được chiêm ngắm nhiều tác phẩm tả thực sống động của ông như: Trẻ già đều sẵn sàng đánh Mỹ; Chông! Vũ khí đầu tay; Tây Nguyên mừng chiến thắng; Bác Hồ với Tây Nguyên… Những bức tranh có tuổi đời trên dưới nửa thế kỷ đã phác họa khí thế và lòng dân Tây Nguyên với quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược cũng như niềm kính yêu dành cho vị lãnh tụ của dân tộc.

Nhân chuyến biểu diễn ở Bảo tàng tỉnh tối 15-11, các nghệ nhân đội cồng chiêng huyện Đak Đoa đã dành một buổi vào ngắm tranh tại triển lãm. Hoạt động nghệ thuật này còn khá mới mẻ đối với cả đội, song khi biết Xu Man là họa sĩ lớn lên từ vùng đất Tây Nguyên thì ai cũng phấn chấn. Ông Klil (thôn Groi 1, xã Glar) cho hay, đây là lần đầu tiên ông biết đến cái tên Xu Man và được ngắm tranh của tác giả này song đã thấy thích những bức tranh: Chông! Vũ khí đầu tay; Trẻ già đều sẵn sàng đánh Mỹ. Chúng gần gụi có lẽ bởi ký ức những ngày đánh Mỹ là ký ức chung của những người ở thế hệ ông.

b66434a6dd72662c3f63.jpg
Ông Klil (bìa trái) và các nghệ nhân cồng chiêng huyện Đak Đoa nhìn ngắm một bức tranh của họa sĩ Xu Man trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Triển lãm “Tây Nguyên trong hội họa Việt Nam” còn có sức hút lớn khi trưng bày, trình chiếu tác phẩm của danh họa Trần Văn Cẩn-một trong “tứ kiệt” của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam (“Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn”). Trong số những tác phẩm để đời của ông có bức “Em Thúy” được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013.

Điều thú vị là tại triển lãm có một bức chân dung được danh họa này khắc họa thần thái tài tình bằng màu nước, đó là Anh hùng Núp-“cánh chim đầu đàn Tây Nguyên”. Dòng chữ viết tay bên góc trái của tác phẩm đã thể hiện rõ thời gian, nơi chốn 2 con người tài danh gặp nhau: “Stơr, 27/IV/78”. Cùng tác giả còn có những bức tranh ghi lại hình ảnh những vùng đất ông đã qua như: Buổi sáng ở một buôn Tây Nguyên; Buôn Ma Thuột; Bãi xác xe tăng; Đưa nước lên cao nguyên…

d2044e1418c3a39dfad2.jpg
Chân dung Anh hùng Núp qua nét vẽ của danh họa Trần Văn Cẩn
6tran-van-can-buon-cooc-xia-1975-mau-nuoc.jpg
Tác phẩm "Buôn Coóc Xia" (họa sĩ Trần Văn Cẩn)

Trong số tác phẩm trưng bày tại đây, nhiều người thưởng lãm ấn tượng với loạt ký họa chiến trường của họa sĩ-liệt sĩ Hà Xuân Phong. Là người vừa trực tiếp chiến đấu, vừa cầm cọ vẽ nên tranh ông phản ánh vô cùng sống động và chân thực về cuộc sống, con người Tây Nguyên thời kỳ này như: Du kích Tân Ba, huyện 80 Kon Tum; Anh Huệ dân tộc Xê Đăng; Lớp học văn hóa…

du-kich-tan-ba-huyen-80-kon-tum-ha-xuan-phong.jpg
Tác phẩm "Du kích Tân Ba, huyện 80 Kon Tum" (họa sĩ-liệt sĩ Hà Xuân Phong)

Trong khi đó, với các tác phẩm: Làm gạo; Lớp học bổ túc ở Tây Nguyên; Lấy tin…, họa sĩ Nguyễn Thế Vinh-tác giả vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt II năm 2007 đã cho thấy nhận xét của nhà văn Thái Bá Lợi về ông rất đúng, đó là: “Tranh của anh dù vẽ về chiến tranh ác liệt nhưng cũng có độ tĩnh cần thiết, có độ an lạc trong nét vẽ và màu của anh, nhiều người yêu tranh anh vì độ tĩnh này”.

Nhiều họa sĩ bậc thầy khác của mỹ thuật hiện đại Việt Nam cũng có tranh được chọn trưng bày tại triển lãm này như: Lưu Văn Sìn-đồng môn của các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương; Ca Lê Thắng-em trai nhạc sĩ Ca Lê Thuần và nhà thơ-liệt sĩ Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân); Trần Hữu Chất-Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012…

f47f7f7b4baff0f1a9be.jpg
Anh Nguyễn Minh Nhật cùng con đến tham quan triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Đưa con đi ngắm tranh tại triển lãm, anh Nguyễn Minh Nhật (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) cho hay, khi đến các địa phương khác như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng, anh rất thích đi thăm bảo tàng, xem triển lãm. “Những chủ đề như thế này rất hay, cũng là cách để mình giải thích cho con hiểu thêm về lich sử vùng đất. Đến đây tôi như thấy lại một phần đời sống trước kia ở Tây Nguyên với nhiều cách thể hiện, chất liệu, bút pháp khác nhau. Sau mấy mươi năm, các tác phẩm vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có, chứng tỏ công tác bảo quản rất tốt để bây giờ mới có những tác phẩm như thế này phục vụ công chúng”-anh Nhật nhận xét.

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.