Ra mắt không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhân kỷ niệm Ngày Chuyển đổi Số Quốc gia 10/10, sáng 3/10/2023, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ khai trương Không gian Triển lãm Mỹ thuật Trực tuyến.
Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai trương Không gian Triển lãm Mỹ thuật Trực tuyến. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai trương Không gian Triển lãm Mỹ thuật Trực tuyến. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Sáng 3/10, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Không gian Triển lãm Mỹ thuật Trực tuyến (Virtual Art Exhibition Space-VAES) với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các họa sỹ và công chúng yêu nghệ thuật.

Tại lễ ra mắt, ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cho biết sau 2 năm triển khai thực hiện, không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến lần đầu tiên đã ra mắt tại Việt Nam. Ý tưởng hình thành không gian triển lãm trên nền tảng số được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ấp ủ trong một thời gian dài.

Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các bảo tàng, triển lãm nghệ thuật phải đóng cửa, công chúng yêu nghệ thuật không có cơ hội được tiếp cận với các tác phẩm nghệ thuật.

Với mong muốn đưa các tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng, Bảo tàng quyết tâm thực hiện ý tưởng xây dựng không gian triển lãm số.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Công ty Cổ phần Vietsoft Pro đã cùng phối hợp xây dựng Không gian Triển lãm Mỹ thuật Trực tuyến từ năm 2021.

Không gian được xây dựng với 2 hạng mục lớn. Đó là hạng mục kiến trúc tòa hình hoa sen cách điệu từ hoa sen trong mỹ thuật cổ, mô phỏng không gian vật lý sang trọng, bề thế, giàu tính nghệ thuật và hạng mục các không gian triển lãm số bên trong, được xây dựng với lộ trình và thiết kế phù hợp với từng nội dung trưng bày.

Không gian số này được dựng 3D mô phỏng không gian thực tế. Ở đó, người nghệ sỹ có thể tìm cho mình cách trưng bày các tác phẩm phù hợp với nhu cầu, tính sáng tạo; còn khách tham quan có thể tiếp cận với các triển lãm và tác phẩm nghệ thuật ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới chỉ với thiết bị kết nối Internet.

Không gian Triển lãm Mỹ thuật Trực tuyến phiên bản đầu tiên giới thiệu 10 triển lãm, trong đó có 7 triển lãm trưng bày các tác phẩm thuộc sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế và 3 triển lãm của cá nhân họa sỹ.

10 không gian triển lãm trên được thiết kế và mô phỏng khác nhau, dựa trên các mô hình triển lãm ở các bảo tàng lớn trên thế giới, đáp ứng đa dạng sự lựa chọn cho các họa sỹ có mong muốn được đăng ký tham gia triển lãm mỹ thuật trực tuyến của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết việc xây dựng nội dung và vận hành thử nghiệm không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến là bước đi đầu tiên, mạnh mẽ, sáng tạo của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, để giới thiệu và phát huy giá trị di sản mỹ thuật, sức sống mới của nền mỹ thuật nước nhà đến với đông đảo công chúng trên toàn cầu.

Không gian Triển lãm Mỹ thuật Trực tuyến còn chia sẻ thông tin về các tác phẩm nghệ thuật giá trị của Việt Nam đang được lưu giữ tại các bảo tàng mỹ thuật. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Không gian Triển lãm Mỹ thuật Trực tuyến còn chia sẻ thông tin về các tác phẩm nghệ thuật giá trị của Việt Nam đang được lưu giữ tại các bảo tàng mỹ thuật. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Với mong muốn xóa đi giới hạn về khoảng cách, kết nối không gian, Không gian Triển lãm Mỹ thuật Trực tuyến còn mang tính chia sẻ thông tin về các tác phẩm nghệ thuật giá trị của Việt Nam đang được lưu giữ tại các bảo tàng mỹ thuật và sức sáng tạo không ngừng nghỉ của đội ngũ họa sỹ đương đại.

"Thời gian tới, không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp thêm nhiều các tính năng mới để mang đến nhiều sự tương tác, thuận tiện cho người sử dụng," ông Nguyễn Anh Minh khẳng định.

Theo Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến được thiết kế nhằm mục đích đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng và ứng dụng chuyển đổi số vào việc giới thiệu, quảng bá nền văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Hy vọng, không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến sẽ trở thành một địa chỉ thân thiết - nơi kết nối nghệ sỹ với công chúng yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.