Trưng bày 50 tác phẩm mỹ thuật trong triển lãm chuyên đề "Tình quân dân"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2022) và 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chiều 20-12, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc triển lãm “Tình quân dân”.

Báo Hà Nội mới đưa tin: Triển lãm giới thiệu với công chúng hơn 50 tác phẩm đa dạng về thể loại, phần lớn được sáng tác trong những giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. 

Các tác phẩm khắc họa sinh động, chân thực tình cảm của nhân dân, hậu phương vững chắc luôn chăm lo, che chở, giúp đỡ và bảo vệ quân đội như: “Tập kết” (Nguyễn Hiêm, sơn mài, 1954); “Hơ áo chiến sĩ (Văn Giáo, bột màu, 1962); “Đêm hậu cứ” (Hoàng Tích Chù, sơn mài, 1966); “Ngọn đèn không tắt” (Dương Tuấn, khắc gỗ, 1968); “Bác Hồ thăm đơn vị pháo Hồ Tây” (Nguyễn Kao Thương, sơn dầu, 1969)…

Tác phẩm “Bắn tập” (Nguyễn Thụ). Ảnh: Nguồn Báo Hà Nội mới
Tác phẩm “Bắn tập” (Nguyễn Thụ). Ảnh: Nguồn Báo Hà Nội mới

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Triển lãm còn trưng bày một số tác phẩm được sáng tác sau năm 1975 đến 2002, là sự hồi tưởng của chính những người nghệ sỹ đã trực tiếp ghi chép hình ảnh thực tế, từ đó cho ra đời những tác phẩm đẹp về truyền thống quân dân gắn bó, như các tác phẩm “Đón bộ đội về bản” của tác giả Cao Trọng Thiềm (khắc gỗ, 1984), “Bếp lửa Trường Sơn” của tác giả Vũ Giáng Hương (lụa, 1994), “Tiếng hát mùa chiến dịch” của tác giả Mai Văn Hiến (sơn dầu, 1995), “Vượt sông” của tác giả Lê Trí Dũng (sơn mài, 1989)…

Phát biểu khai mạc triển lãm, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh nhấn mạnh, tình đoàn kết gắn bó quân và dân là ngọn nguồn làm nên sức mạnh tổng hợp, góp phần tạo nên những chiến thắng vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Tình đoàn kết quân, dân là một chủ đề lớn, hấp dẫn, là nguồn cảm hứng sáng tạo của các nghệ sỹ. Nhiều tác phẩm về chủ đề quân dân đoàn kết đã được sáng tác, dù hoàn cảnh khó khăn của những năm tháng chiến tranh hay trong hòa bình.

Triển lãm "Tình quân dân" thể hiện sự đa dạng về bút pháp, thể loại và chất liệu qua từng tác phẩm. Những hình ảnh mang tính biểu tượng không chỉ khắc họa sự gắn kết giữa quân và dân, về truyền thống tốt đẹp đoàn kết toàn dân mà còn là những hình ảnh trực quan sinh động giúp cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 30-12.

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null