Nga bác bỏ phán quyết của ICAO về vụ máy bay MH17 bị bắn rơi năm 2014

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-5, Hãng thông tấn TASS cho biết, người phát ngôn Điện Kremlin-ông Dmitry Peskov bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thuộc Liên hợp quốc cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ máy bay MH17 bị bắn rơi trên không phận Ukraine năm 2014.

nga-bac-bo-phan-quyet-cua-icao-ve-vu-may-bay-mh17-bi-ban-ha-nam-2014-anh-minh-hoa-nguon-plo.jpg
Nga bác bỏ phán quyết của ICAO về vụ máy bay MH17 bị bắn hạ năm 2014 (ảnh minh họa nguồn: PLO).

Theo ông Peskov, phán quyết này có tính thiên vị khi quy trách nhiệm cho Nga trong vụ bắn hạ máy bay MH17. “Quan điểm của chúng tôi đã rõ ràng. Các bạn đều biết rằng Nga không phải là quốc gia tham gia điều tra vụ việc này. Vì vậy, chúng tôi không chấp nhận bất kỳ kết luận thiên vị nào”-ông Peskov tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Nga cũng đã ra tuyên bố lên án phán quyết này: “Nga sẽ không công nhận quyết định của Hội đồng ICAO. Quyết định này không có giá trị pháp lý”. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Nga phủ nhận sự liên quan của Moskva và cho rằng “bên chịu trách nhiệm chính” trong sự việc này là chính quyền Ukraine.

Trước đó, ngày 12-5, ICAO đã ra phán quyết rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ máy bay MH17 bị bắn hạ ở Ukraine. Australia và Hà Lan là 2 nước bị tổn thất nhân mạng lớn nhất trong thảm kịch này đã kêu gọi Nga phải nhận trách nhiệm và bồi thường thiệt hại. ICAO đã kết luận những yêu cầu do Australia và Hà Lan đưa ra về chuyến bay MH17 “có cơ sở vững chắc về mặt thực tế và pháp lý”.

Máy bay MH17 của Hãng Hàng không Malaysia khởi hành từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị bắn hạ ở miền Đông Ukraine vào ngày 17-7-2014. Tất cả 298 hành khách và phi hành đoàn (gồm 196 công dân Hà Lan và 38 công dân Australia) đều thiệt mạng.

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

(GLO)- Kể từ ngày nhậm chức tân tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung đã có một loạt động thái quyết tâm lấy lại niềm tin của người dân xứ sở kim chi vào chính phủ, cũng như trong quan hệ quốc tế, trong đó có Trung Quốc, dù thực tế chính trị xã hội trong nước còn nhiều phức tạp.

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thiên Vấn 2 nhằm thu thập mẫu từ một tiểu hành tinh. Đây là một phần trong các dự án khám phá không gian quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm thám hiểm Mặt trăng, sao Hỏa, phóng vệ tinh quan sát Trái đất và kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt trăng.