Nâng cao chất lượng dân số vùng sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện các đề án, mô hình. Nhờ vậy, chất lượng dân số ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được nâng cao.

Vì sức khỏe thế hệ mai sau

Kon Jôt là một trong 5 làng của xã Hà Đông (huyện Đak Đoa) thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ. Làng có 100 hộ với hơn 400 nhân khẩu. Từ năm 2012 đến nay, làng không có hộ sinh con thứ 3. Anh Yiei-Trưởng thôn Kon Jôt, chia sẻ: “Khi có cán bộ dân số về làng tuyên truyền, mình thông báo để bà con đến nghe, hiểu mục đích của việc thực hiện KHHGĐ là để phát triển kinh tế. Trong các buổi họp làng, sinh hoạt Đảng, mình đều lồng ghép các nội dung về KHHGĐ; chi hội Phụ nữ cũng tích cực tuyên truyền đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để thực hiện”.

 

Ba mẹ con chị Đach (làng Kon Jôt, xã Hà Đông). Ảnh: Đ.Y
Ba mẹ con chị Đach (làng Kon Jôt, xã Hà Đông). Ảnh: Đ.Y

Nhờ thế, ở làng Kon Jôt, chị em trong độ tuổi sinh đẻ chỉ sinh nhiều nhất là 3 con, trong khi nhiều phụ nữ ở các làng khác trên địa bàn xã Hà Đông dù chỉ mới 20-25 tuổi đã có 5-6 đứa con. Lý giải điều này, chị Đach-một phụ nữ trong làng tâm sự: “Được cán bộ tuyên truyền về việc không sinh con thứ 3, vợ chồng mình đã làm theo. Hai con nhà mình được đi học đầy đủ. Vợ chồng mình không chỉ yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế mà còn tích cực tuyên truyền cho các hộ trong làng thực hiện tốt công tác KHHGĐ. Sinh ít con, mẹ khỏe, gia đình có điều kiện chăm sóc con cái đầy đủ hơn”. Không riêng làng Kon Jôt mà nhiều làng ở các xã khác như: Ia Phí, Ia Khươl (huyện Chư Pah), Ia Drăng (huyện Chư Prông)… cũng thực hiện khá tốt việc duy trì mức giảm sinh.

Bên cạnh đó, tỉnh ta còn thực hiện hiệu quả việc tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Bà Lê Thị Bê-Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Đức Cơ, cho biết: “Những năm qua, huyện tích cực triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền vận động, phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và trẻ sơ sinh”.

Chúng tôi chỉ đạo cán bộ, cộng tác viên dân số ở cơ sở nắm đối tượng mang thai và xin số điện thoại, khi gần tới ngày sinh, cộng tác viên sẽ gọi điện, tư vấn để mỗi cháu sinh ra 2 giờ đầu đều được lấy máu ở gót chân sàng lọc sau sinh. Mẫu máu của trẻ sẽ được cơ sở y tế gửi ra Bệnh viện Trung ương Huế phân tích, nếu phát hiện có bất thường, trẻ sẽ được chỉ định can thiệp sớm để có sức khỏe tốt. Tính riêng năm 2017, đã có 30% trẻ trên địa bàn được sàng lọc sơ sinh và sàng lọc trước sinh”.

Duy trì mức sinh hợp lý

Tuy nhiên, hiện nay, công tác DS-KHHGĐ tỉnh ta đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Đó là mức sinh thay thế trên địa bàn tỉnh còn cao (2,38 con/phụ nữ) so với mức sinh thay thế chung của cả nước hiện là 2,1 con/phụ nữ. Tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng giới làm cho mức sinh giảm nhưng không ổn định, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn nặng nề dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh ta hiện nay là 111 nam/100 nữ, dự báo chiều hướng này đang tiếp tục gia tăng.

Ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ, cho biết: Nếu tỉnh ta thực hiện được mức sinh thay thế sẽ giúp giảm sức ép về mất cân bằng giới tính khi sinh, làm chậm tốc độ già hóa dân số, giảm thiếu hụt lao động. Việc duy trì mức sinh hợp lý một mặt sẽ giúp giảm sinh ở những địa phương có mức sinh cao, mặt khác duy trì kết quả đã đạt được ở mức sinh hợp lý là 2,1 con/phụ nữ. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dân số, ngành DS-KHHGĐ tỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân chấp nhận quy mô gia đình 2 con; xã hội hóa các dịch vụ dân số, đáp ứng nhu cầu của người dân về sử dụng phương tiện tránh thai hiện đại.

“Chúng tôi đang tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền vận động, phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và trẻ sơ sinh”, mô hình “Nâng cao chất lượng dân số một số dân tộc ít người” và mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”. Đồng thời duy trì triển khai các mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, mô hình sinh hoạt ngoại khóa, truyền thông tại cộng đồng, truyền thông trong chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản-KHHGĐ”-ông Lân cho biết.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.