“Nâng bước em tới trường”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã nhận nuôi và đỡ đầu hàng trăm em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hàng chục tỷ đồng. Việc làm ý nghĩa, nhân văn này đã tiếp thêm động lực giúp các em vững bước tới trường.

Cơn mưa chiều khá nặng hạt nên ông Rơ Mah Hlen (làng Ba, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ) đã đưa cháu Rơ Mah HTrú (học sinh lớp 7) đến Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (xã Ia Pnôn) từ khá sớm. “Hôm nay, tôi dẫn cháu đến nhận học bổng và nhu yếu phẩm do Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) trao tặng”-ông Rơ Mah Hlen chia sẻ.

Lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) trao kinh phí hỗ trợ các em học sinh. Ảnh: V.H

Lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) trao kinh phí hỗ trợ các em học sinh. Ảnh: V.H

Cách đây 5 năm, bố của H'Trú qua đời vì bạo bệnh. 2 năm sau, mẹ cũng bỏ em về với thế giới atâu. Nhà có 2 anh em, chỗ dựa vững chắc nhất không còn, H'Trú trở thành trẻ mồ côi. Thương các cháu, ông Rơ Mah Hlen đưa anh em H'Trú về nuôi. Cuộc sống gia đình ông Hlen vốn đã khó khăn, nay thêm 2 miệng ăn nữa nên càng cơ cực hơn. Con đường đến trường của H'Trú cũng vì thế mà trở nên chông chênh. Hiểu được hoàn cảnh đó, khi khảo sát để thực hiện dự án, Công ty TNHH một thành viên 72 đã nhận em làm con nuôi từ tháng 9-2022. “Mỗi tháng, em được nhận tiền ăn (60 ngàn đồng/ngày) và tiền quần áo, sách vở, đồ dùng học tập. Ngoài ra, em vừa được tặng chiếc xe đạp khi bước vào năm học mới. Có số tiền này, bác em cũng đỡ vất vả hơn. Năm học 2022-2023, em đạt học sinh tiên tiến. Biết được kết quả học tập của em, các bố nuôi cũng mừng lắm”-H'Trú bày tỏ.

Trường Tiểu học Kpă Klơng (xã Ia Nan) có 11 học sinh được nhận nuôi và hỗ trợ theo dự án này. Mỗi em có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều thuộc diện hộ nghèo hoặc những người yếu thế. Rơ Lan Nho-học sinh lớp 3A (làng Nú, xã Ia Nan) là một trong số đó. Nho mồ côi cha từ nhỏ, mẹ tảo tần nuôi em ăn học. Năm học này, em sẽ bớt khó khăn hơn khi được nhận hỗ trợ kinh phí và nhu yếu phẩm. Cầm trên tay bộ quần áo mới, đồ dùng học tập và nhu yếu phẩm, Nho không giấu được niềm vui. “Được các chú bộ đội hỗ trợ kinh phí và đồ dùng học tập, em vui lắm. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt”-Nho tâm sự.

Cô Trần Thị Nhung-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kpă Klơng-cho biết: Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi Biên phòng” đã hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Dự án góp phần cùng nhà trường, gia đình và xã hội chăm lo thế hệ trẻ.

Sư đoàn 320 hỗ trợ kinh phí cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Sư đoàn 320 hỗ trợ kinh phí cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã nhận đỡ đầu 193 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên địa bàn 7 xã biên giới. Em Kpă Nhi (làng Klă, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông) năm nay đang học lớp 10 tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện. Nhi là 1 trong 23 học sinh được nhận hỗ trợ từ Bộ đội Biên phòng tỉnh. Không chỉ được nhận kinh phí, nhu yếu phẩm, sách vở mà em còn thường xuyên được các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Mơr đến thăm hỏi, động viên. Nhi cho hay: “Dù em đã chuyển ra thị trấn để học, ít khi về làng, nhưng các chú bộ đội vẫn thường xuyên động viên. Thi thoảng, các chú ghé trường thăm, tặng quà, chỉ bảo em phải cố gắng học tập. Em sẽ cố gắng học thật tốt, để sau này đóng góp một phần công sức xây dựng quê hương”.

Trao đổi với P.V, ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-cho biết: Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa tình của Quân đội với Nhân dân. Việc làm này không chỉ giúp các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, vững bước tới trường mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ quân-dân gắn bó keo sơn. Đây sẽ là tiền đề, động lực để các em phấn đấu vươn lên trong học tập, trở thành những công dân tốt.

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(GLO)- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có công văn phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024. Cuộc thi nhằm lan tỏa tình cảm tốt đẹp của học sinh đối với thầy-cô giáo; đồng thời tôn vinh tấm gương nhà giáo tiêu biểu, cống hiến cho ngành Giáo dục.

Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.