Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có 'miễn nhiễm' động đất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù nằm ngoài vành đai lửa nhưng không có nghĩa Việt Nam không xảy ra động đất.

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.

Bản đồ địa chấn Đông Nam Á 50 năm qua. Ảnh: USGS
Bản đồ địa chấn Đông Nam Á 50 năm qua. Ảnh: USGS

Tấm bản đồ dữ liệu từ USGS thể hiện các trận động đất ≥4,0 độ Richter tại Đông Nam Á từ năm 1975 đến tháng 3-2025.

Các ký tự trên bản đồ thể hiện cấp độ của các trận động đất xảy ra ở các quốc gia mạnh hay yếu, chấm trắng nhỏ (dưới 4,9 độ Richter), chấm vàng (5,0-5,9 độ Richter), chấm da cam (6,0-6,9 độ Richter), chấm đỏ (7,0-7,9 độ Richter) và chấm đỏ thẫm (lớn hơn 8,0 độ Richter).

Trao đổi với Báo Người Lao Động, PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết quan sát Việt Nam chỉ có chấm trắng nhỏ, trong khi đó những quốc gia trong khu vực như: Philippines, Indonesia, Myanmar… có nhiều chấm đỏ to và nằm trong khu vực vành đai lửa.

Số liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) phản ánh đúng hiện thực là Việt Nam nằm ngoài vành đai lửa (nơi tập trung những trận động đất mạnh trên thế giới).

Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Hồng Phương cho rằng, con số trên không phản ánh quan điểm rằng Việt Nam "miễn nhiễm" với các trận động đất.

"Chúng ta vẫn có những khu vực xảy ra động đất" - ông nêu thực tế. Vùng Tây Bắc Việt Nam đã ghi nhận được hai trận động đất mạnh nhất trên toàn đất nước là trận ở Điện Biên năm 1935 (độ lớn 6,7 độ) và Tuần Giáo năm 1983 (độ lớn 6,8 độ).

Điều này cho thấy, cơ quan chức năng và người dân Việt Nam vẫn phải cảnh giác để phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do động đất.

Thời gian qua, Việt Nam đã lập bản đồ nguy cơ địa chấn chi tiết… để phòng ngừa, song người dân cần nâng cao kỹ năng ứng phó khi xảy ra động đất, từ đó giữ tâm lý bình tĩnh để ứng phó nếu có thảm họa xảy ra.

Hiện, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái đất vẫn đang cảnh báo và theo dõi các trận động đất.

Gần đây nhất, vào 17 giờ 35 phút 51 giây ngày 31-3-2025, một trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14,845 độ vĩ Bắc; 108,226 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Theo Lê Thúy (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 27/6: Nhiều nơi có mưa rất to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở

Thời tiết ngày 27/6: Nhiều nơi có mưa rất to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở

Ngày và đêm 27/6, nhiều địa phương, đặc biệt khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to tập trung vào chiều tối và đêm, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Chiều tối và tối 27/6, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Thời tiết ngày 25/6: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhiều khu vực đất liền mưa lớn cục bộ

Theo dự báo, ngày 25/6, vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực Bắc Biển Đông và có xu hướng mạnh lên trong những ngày tới. Trên đất liền, mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại vùng trũng.

null