Nam Định: Nuôi đủ các loài chim quý hiếm, độc lạ, ông nông dân này chăm đã nhàn lại thu hàng trăm triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nuôi đủ các loài chim quý hiếm, độc lạ như chim trĩ và nhiều loại chim công khác nhau, mỗi năm ông nông dân Nguyễn Đình Thiên (63 tuổi) ở xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) cung ứng thị trường chim cảnh và chim thịt thương phẩm lên tới hàng nghìn con, mang về nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng.

 

.

Nuôi đủ cà loài chim quý hiếm, độc lạ, ông nông dân Nguyễn Đình Thiên ở xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy,  tỉnh Nam Định đút túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Các loài chim quý hiếm độc lạ này bay rất giỏi, để bắt được chúng ông phải sắm 1 cái vợt....



Chim quý hiếm, độc lạ nhưng nuôi nhiều như nuôi gà

Gia đình ông Nguyễn Đình Thiên hiện đang nuôi các loại chim quý hiếm, độc lạ như: chim trĩ bảy màu, chim công trắng, chim công ngũ xắc, chim trĩ xanh.....và rất nhiều chim trĩ thịt thương phẩm khác.

Mặc dù, đây đều là những loài chim quý hiếm, độc lạ, có giá trị... nhưng được ông Nguyễn Đình Thiên (63 tuổi) ở xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) nuôi với số lượng lớn, quy mô lên đến hàng nghìn con. Và cung cách làm chuồng, chăm sóc chẳng khác gì nuôi gà.

Khu chuồng nuôi chim quý hiếm, độc lạ được ông chia ra làm 2 khu riêng biệt. Một khu chuyên để nuôi chim quý hiếm bán thịt thương phẩm và một khu chuyên nuôi chim quý hiếm làm cảnh. Khu nào cũng được ông thiết kế khoa học, nền được rải cát sỏi và có sân chơi riêng cho chim, tất cả được rào chắn cẩn thận khỏi chim bay ra mất.

Đối với dòng chim cảnh, được ông chăm sóc chế độ đặc biệt, không gian nuôi rộng rãi giúp đàn chim phát triển tốt, lông bóng mượt nên lúc nào cũng bán được giá hơn. Chim trĩ bảy màu trưởng thành có giá 5-7 triệu đồng/cặp, chim công trưởng thành có giá từ 15 triệu đến 40 triệu đồng tùy loại.

Còn với dòng chim quý hiếm bán thịt thương phẩm, ông Thiên đang nuôi là chim trĩ đỏ và chim trĩ xanh, mỗi năm xuất bán 2 lứa, mỗi lứa trên 200 con. Hiện giá chim trĩ đỏ, chim trĩ xanh này luôn giữ ở rmức ổn định, dao động từ 180.000 - 220.000 đồng/con.


 

Nguyễn Đình Thiên, xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) cho hay, chim trĩ bảy màu trống có màu sắc rực rõ, đuôi dài ...có giá khoảng 5 triệu đồng.
Nguyễn Đình Thiên, xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) cho hay, chim trĩ bảy màu trống có màu sắc rực rõ, đuôi dài ...có giá khoảng 5 triệu đồng.



Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Thiên vui vẻ nói: "Hiện gia đình tôi là cơ sở nuôi và bảo tồn các dòng chim trĩ và chim công lớn nhất ở địa phương. Riêng về các dòng chim quý hiếm, độc lạ này thì gia đình tôi chẳng thiếu loại nào. Khách cần loại gì tôi cũng có hết, từ hàng thương phẩm đến hàng chơi cảnh...".

Nghe mấy loại chim quý hiếm, độc lạ này, mọi người ai cũng nghĩ nuôi nó cầu kỳ lắm nhưng theo ông Thiên, thực ra nuôi chim quý hiếm chẳng khác gì nuôi gà, khác nuôi gà ở chỗ chim quý hiếm biết bay.

Thức ăn cho chim quý hiếm cũng chủ yếu là thóc, ngô, cám gạo, rau xanh...

Cách chăm sóc chim quý hiếm cũng giống như nuôi gà, nhưng người nuôi được ngắm nghía, vừa làm vừa thư giản và cho thu nhập cao hơn.

Cuộc sống khấm khá nhờ nuôi chim quý hiếm

Theo ông Thiên, nhu cầu của thị trường về các dòng chim quý hiếm chơi cảnh mà ông đang nuôi tăng mạnh, nhất đối với dòng chim trĩ bảy màu.

Với loài chim trĩ bảy màu, chim con chưa kịp chui ra vỏ trứng người ta đã đặt mua với giá 500 ngàn đồng/con. Tương tự chim công cũng thế, bóc trứng trên tay người mua cũng có giá 1 triệu đồng/con.


 

 Nhà Nguyễn Đình Thiên ở xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đang nuôi chim công trắng, chim công xanh, chim công ngũ sắc sinh sản, mỗi năm bán cho người chơi khoảng 50 con công giống.
Nhà Nguyễn Đình Thiên ở xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đang nuôi chim công trắng, chim công xanh, chim công ngũ sắc sinh sản, mỗi năm bán cho người chơi khoảng 50 con công giống.



"Trung bình mỗi năm tôi bán được 50 con chim công mới nở và 70 con chim trĩ 7 màu giống và giữ lại một ít nuôi để làm giống. Thu nhập từ việc bán giống các dòng chim quý hiếm này cũng giúp tôi có thu nhập 80 triệu đồng...".

 

Mỗi năm cơ sở nhà ông Nguyễn Đình Thiên (63 tuổi) ở xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bán ra thị trường hơn 400 con chim trĩ thương phẩm và 5.000 con chim trĩ giống.
Mỗi năm cơ sở nhà ông Nguyễn Đình Thiên (63 tuổi) ở xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bán ra thị trường hơn 400 con chim trĩ thương phẩm và 5.000 con chim trĩ giống.



Ngoài ra, mỗi năm gia đình ông còn xuất bán ra thị trường hơn 5.000 con chim trĩ giống (loại thương phẩm) với giá từ 16.000 - 22.000 đồng/con. Từ nuôi chim trĩ thương phẩm và sinh sản đã giúp ông Thiên có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Cũng theo ông Thiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid 19 khiến nhiều loại con nuôi đặc sản mất giá, thậm chí còn ế ẩm. Nhưng riêng đối với con chim trĩ thương phẩm lại tiêu thụ rất tốt, giá cả lại còn cao hơn cá năm trước.

 

 Nuôi chim công hay chim chĩm trĩ bảy màu làm cảnh đều phải có khoảng sân chơi nhỏ để chim tự do nhảy múa, vận động, tắm nắng, dưới sàn lót cát sỏi.
Nuôi chim công hay chim chĩm trĩ bảy màu làm cảnh đều phải có khoảng sân chơi nhỏ để chim tự do nhảy múa, vận động, tắm nắng, dưới sàn lót cát sỏi.



"Nuôi các loại chim quý hiếm này không vất vả như nuôi các loại vật nuôi khác, phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như sức khỏe của người nhiều tuổi như tôi. Nhờ mô hình này mà sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi lãi khoảng 200 triệu đồng", ông Thiên tiết lộ.

 

Đối với các dòng chim cảnh có giá trị, trứng sau khi lấy ra phải cho vào lò ấp ngay để có tỉ lệ nở cao nhất.
Đối với các dòng chim cảnh có giá trị, trứng sau khi lấy ra phải cho vào lò ấp ngay để có tỉ lệ nở cao nhất.



Nuôi chim công và chim trĩ không chỉ là một nghề mới mang lại giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen loài chim quý hiếm nói riêng , động vật hoang dã , động vật quý hiếm nói chung.

Tuy chúng là loài động vật có nguồn gốc hoang dã, việc nuôi nó không quá khó như mọi người thường nghĩ. Ưu điểm của loài chim là sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao.

Thức ăn cho chim cũng đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là thóc, ngô và rau xanh, cỏ chiếm 60%. Lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi.

Ông Thiên lưu ý, nuôi chim công hay chĩm trĩ 7 màu làm cảnh đều phải có khoảng sân chơi nhỏ để chim tự do nhảy múa, vận động, tắm nắng.

Bố trí thêm nhiều cành cây trong chuồng để chim bay đậu cho thoải mái để chim nhanh lớn và có lông đẹp.

Nền chuồng và khoảng sân phía ngoài phải cao, được rải cát sỏi để hút ẩm để đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển, đồng thời là chỗ để cho công tắm cát làm sạch bộ lông.


 

 Mô hình nuôi chim quý hiếm, độc lạ của ông Nguyễn Đình Thiên, xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) đang cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi chim quý hiếm, độc lạ của ông Nguyễn Đình Thiên, xóm 13 Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) đang cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.



Việc xây dựng chuồng trại nuôi chim quý hiếm, chim độc lạ đơn giản, ít tốn chi phí, chỉ cần đảm bảo được tiêu chuẩn sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Chuồng nuôi chim quý hiếm được rào bằng lưới B40, lợp nóc chuồng bằng lưới cước để chim công không bay ra, lợp lá mái che trong chuồng để chim có chỗ trú mưa, nắng và mát về mùa hè, ấm về mùa đông...

http://https://danviet.vn/nam-dinh-nuoi-du-cac-loai-chim-quy-hiem-doc-la-ong-nong-dan-nay-cham-da-nhan-lai-thu-hang-tram-trieu-dong-20201006212514379.htm
 

Theo Phạm Anh (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.