Hải Phòng: Nuôi chim "phong thủy" như nuôi gà, chỉ bán lông đuôi đã kiếm bộn tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.

 

Mô hình này được anh Dũng thực hiện từ năm 2009, khi còn là sinh viên.  Khi đó, qua tìm hiểu, anh biết đến mô hình nuôi chim công.

Chim công được xem là con vật nuôi phong thủy mang đến sự may mắn và hòa khí nên được ưa chuộng.

Tuy nhiên, nguồn cung trên thị trường rất hạn chế, dẫn đến giá cả luôn ở mức cao. Đây cũng là lý do anh quyết định đầu tư nuôi loại chim này.


 

Anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) kiểm tra sự phát triển của chim công.
Anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) kiểm tra sự phát triển của chim công.



 Thời gian đầu, anh Dũng mua một cặp chim công Ấn Độ hơn 1 năm tuổi với giá hơn 15 triệu đồng. Do là người nuôi chim công đầu tiên trên địa bàn thành phố, nên anh Dũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật nuôi chim công.

Tuy nhiên, nhờ chịu khó học hỏi, tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim công qua sách báo, mạng Internet và cũng phải “trả học phí”, anh Dũng dần tích lũy được kinh nghiệm. Theo anh Dũng, nuôi chim công không khác gì gà.

Mỗi năm, một con chim công mái đẻ được từ 35-40 trứng/năm. Lúc đầu, anh để gà mái ấp trứng chim công nhưng tỷ lệ trứng nở chỉ đạt 40-50%. Sau đó, anh chuyển sang dùng máy ấp trứng, tỷ lệ trứng nở đạt tới 80-85%.

Khi chim công non nở ra từ trứng, anh Dũng cũng tiêm các loại vắc- xin phòng bệnh gia cầm như newcatson... Từ lúc nở tới 20-25 ngày thì cắt úm. Sau 3 năm nuôi cặp chim công đầu tiên, đến năm 2012, mô hình có sản phẩm bán ra thị trường.

Cũng nhờ nhanh nhạy trong quảng bá sản phẩm chim công trên internet, những chú chim công của anh Dũng được vận chuyển đi khắp cả nước. Giá của một bộ chim công gồm một trống và hai mái có tuổi đời từ 10-15 năm giá khoảng 30 triệu, có khi lên tới 80 triệu tùy từng loại công.

 Còn chim công non từ 25-30 ngày có giá từ 2-2,5 triệu đồng/bộ. Bên cạnh đó, công thay lông đuôi một lần, lên đến hơn 100 chiếc mỗi năm. Giá mỗi chiếc lông bán buôn khoảng 30.000 đến 70.000 đồng. Trừ chi phí, trung bình mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 300-600 triệu đồng.

Hiện nay, trang trại nuôi chim công của anh Dũng có 30 ô chuồng nhỏ nuôi hàng trăm con chim công các loại. Không chỉ có chim công, cơ sở còn là một trong số ít những đơn vị nuôi sinh sản thành công giống gà lôi trắng, công Java được liệt kê trong Sách đỏ cấp 1B, thuộc dòng nguy cấp.

Tất cả những dòng chim, gà quý đều được mua ở những địa chỉ được phép mua bán, trao tặng, đăng ký với cơ quan kiểm lâm.


 

Theo anh Dũng, thị trường buôn bán cũng như nghề nuôi chim công ngày càng sôi động, vì thế, thời gian tới, anh dự định mở rộng quy mô chăn nuôi, hỗ trợ về giống, kỹ thuật, bao tiêu đầu ra với người có nhu cầu nuôi. Anh mong rằng, thời gian tới, nghề nuôi chim công sẽ phát triển hơn nữa, trở thành vật nuôi gần gũi với đời sống con người.

Theo Thùy Dương (Báo Hải Phòng/Dân Việt)
Ảnh: Trung Kiên (Báo Hải Phòng)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.