Nấc cụt kéo dài cũng nguy kịch đến tính mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 1 người đàn ông ở TP. Hồ Chí Minh bị nấc cụt kéo dài từ 1 giờ đến 6 giờ sáng gây mất ngủ 3 đêm liền, nói sảng, bác sĩ cho biết ông bị hạ natri máu nặng. Nếu không điều trị kịp, có thể dẫn đến co giật và nguy kịch đến tính mạng.

Ông T.V.D. (SN 1957, ngụ tại TP. Hồ Chí Minh) được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cấp cứu trong tình trạng nấc cụt liên tục, đau nặng đầu, mệt nhiều… Bác sĩ khám, phát hiện ông bị hạ natri máu nặng còn 108,72 mmol/L (chỉ số bình thường 136-145 mmol/L).

Bệnh nhân được cứu hết cơn nấc cụt kéo dài và ngủ được sau 3 đêm mất ngủ

Bệnh nhân được cứu hết cơn nấc cụt kéo dài và ngủ được sau 3 đêm mất ngủ

Con gái ông D. trình bày trong bệnh án là cha mình bị nấc cụt từ 1 giờ đến 6 giờ sáng và diễn biến trong 3 ngày liền, hay nói sảng, quơ tay chân trong khi mắt vẫn mở.

Th.S-BS Hoàng Thị Hồng Linh-Khoa Nội tiết-Đái tháo đường-Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho hay chỉ số natri máu hạ của bệnh nhân nói trên được xem là nặng, do tác dụng phụ thuốc lợi tiểu điều trị huyết áp. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: tuổi tác, ăn uống kém… “Một số bệnh có thể gây hạ natri máu như: suy thận, suy tim, sử dụng thuốc lợi tiểu… Ở người bình thường, để phòng tình trạng hạ natri máu thì không uống quá nhiều bia rượu dẫn đến tình trạng nôn ói không kiểm soát…”-bác sĩ Linh khuyến cáo.

Do đó, người bệnh nên được bác sĩ tư vấn điều trị để kiểm soát bệnh tốt mà không gây hạ natri máu. Hạ natri máu làm rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương hoặc các dây thần kinh phế vị/cơ hoành gây nấc cụt kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ co giật, phù não.

Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng nấc cụt là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc phải. Tuy nhiên, ngoài hạ natri máu nấc cụt còn là hiện tượng cảnh báo một bệnh nghiêm trọng nào đó. Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh cũng thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt, trào ngược axít dạ dày-thực quản.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.