Mỹ, Trung Quốc tăng tốc thu mua, giá tiêu xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tháng 12/2021, giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa giảm từ 4.500 – 5.500 đồng/kg so với 1 tháng trước đó, xuống còn từ 77.500 - 79.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ổn định ở mức 119.000 đồng/kg. Tin mừng là sang đầu năm 2022, giá tiêu tăng dần, dao động từ 79.500 - 82.500 đồng/kg.

Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh nhờ Mỹ, Trung Quốc mua nhiều

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngày 28/12/2021, giá tiêu đen loại 500g/l và hạt tiêu trắng xuất khẩu tại cảng TP.HCM giảm lần lượt 90 USD/tấn và 300 USD/tấn so với ngày 30/11/2021, xuống còn 4.200 USD/tấn và 6.200 USD/tấn. Tuy nhiên, giá tiêu đen loại 550g/l xuất khẩu tăng 10 USD/tấn so với ngày 30/11/2021, lên 4.400 USD/tấn.

Giá tiêu nguyên liệu tại một số vùng trồng chính của nước ta hiện giữ ổn định. Trong đó giá tiêu tại Gia Lai đang ở mức 79.500 đồng/kg; giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông ở mức 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đến ngày 5/1/2022 ở mức 81.500 đồng/kg, còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hiện đạt 82.500 đồng/kg.

Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 261 nghìn tấn, trị giá 938 triệu USD, giảm 8,5% về lượng, nhưng tăng 42% về trị giá so với năm 2020.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 4.703 USD/tấn, tăng 1,5% so với tháng 11/2021 và tăng mạnh 69,9% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 3.593 USD/ tấn, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020.


 

Người dân xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk thu hoạch tiêu. Ảnh: Duy Hậu.
Người dân xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk thu hoạch tiêu. Ảnh: Duy Hậu.


Năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam có sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng sang các thị trường Hoa Kỳ, EU, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Pakistan tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ASEAN giảm.

Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường tăng cả về lượng và trị giá, gồm: Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Đức, Pakistan, Hà Lan, Hàn Quốc, Anh. Đáng chú ý, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang thị trường Hà Lan tăng tới 52,7%, đạt 3,17 nghìn tấn.

Nhiều thị trường tăng mua hạt tiêu trắng của nước ta như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha. Đưa tổng sản lượng xuất khẩu hạt tiêu trắng 11 tháng năm 2021 đạt 21,2 nghìn tấn, trị giá 106,23 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 58,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong tháng 10/2021 đạt 4,79 triệu USD, giảm 1,3% so với tháng 10/2020. Mặc dù Trung Quốc giảm mua tiêu từ Indonesia và Malaysia giảm, nhưng tăng mua từ Việt Nam, Brazil và Ấn Độ.

Cụ thể, trong 10 tháng năm 2021, Trung Quốc chi 14,54 triệu USD thu mua hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 25,85% trong 10 tháng năm 2020, lên 31,76% trong 10 tháng năm 2021.

Tín hiệu đáng mừng đối với ngành tiêu, đó là những năm gần đây cơ cấu chủng loại hạt tiêu xuất khẩu có sự thay đổi khá lớn.

Các doanh nghiệp đã giảm xuất khẩu hạt tiêu thô, thay vào đó là đẩy mạnh bán các chủng loại đã qua sơ chế hoặc chế biến chuyên sâu; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nhằm phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm...

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, sang năm 2022, giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ ở mức cao. Ngành hạt tiêu tiếp tục khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.

Đặc biệt là tại Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, tình hình kinh tế có tín hiệu phục hồi sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tăng.

Trong khi đó, hạt tiêu của Việt Nam đã tạo được chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường Hoa Kỳ. Lợi thế cạnh tranh mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam so với các thị trường xuất khẩu khác khá lớn.

https://danviet.vn/my-trung-quoc-tang-toc-thu-mua-gia-tieu-xuat-khau-viet-nam-tang-manh-20220105004243324.htm
 

Theo Thiên Ngân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).