Mỹ có ý định gì khi dàn trận 'khủng' quanh Iran?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mỹ triển khai một nhóm tác chiến hải quân đến Đông Địa Trung Hải sau hai vụ ám sát chỉ huy quân sự cấp cao của Hezbollah là Fuad Shukr ở Beirut - Lebanon và nhà lãnh đạo chính trị Hamas là Ismail Haniyeh ở Tehran - Iran.

Việc triển khai diễn ra sau cuộc điện đàm vào ngày 11-8 giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant trước dự đoán về một cuộc phản công của Iran.

Ý định thật sự?

Trong tuyên bố do Lầu Năm Góc đưa ra sau đó, Bộ trưởng Austin "tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc thực hiện mọi bước có thể để bảo vệ Israel và lưu ý đến việc tăng cường thế trận và năng lực quân sự của Mỹ trên khắp Trung Đông trước bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang".

Theo kênh Al Jazeera, các nhà quan sát lo ngại bất kỳ hành động trả đũa nào đối với hai vụ ám sát, từ Iran hoặc đồng minh Hezbollah của nước này, đều có thể leo thang thành một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn và có khả năng lôi kéo Mỹ vào cuộc.

Kênh CNBC (Mỹ) cho biết việc triển khai lực lượng tấn công xảy ra vào thời điểm Washington được kêu gọi sử dụng ảnh hưởng của mình để áp đặt lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Nhiều quốc gia (bao gồm Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và một số quốc gia phương Tây) kêu gọi công dân của họ sơ tán khỏi Lebanon. Đồng thời, một số hãng hàng không đã đình chỉ các chuyến bay đến Israel, Jordan và Lebanon.

USS Abraham Lincoln sẽ tới Trung Đông để thay thế cho tàu sân bay Theodore Roosevelt. Ảnh: Reuters
USS Abraham Lincoln sẽ tới Trung Đông để thay thế cho tàu sân bay Theodore Roosevelt. Ảnh: Reuters

Theo ông Gordon Gray-giáo sư và là cựu Đại sứ Mỹ tại Tunisia, "thông báo triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay thực ra là nhằm ngăn chặn Iran thay vì làm leo thang tình hình".

Ông Biden đã ra lệnh triển khai tương tự đến phía Đông Địa Trung Hải vào tháng 10-2023, khi một trong những tàu sân bay lớn nhất thế giới (USS Gerald R Ford) di chuyển đến khu vực này. Vào thời điểm đó, giới chức Mỹ đã định hình việc triển khai này như một nỗ lực nhằm ngăn chặn lực lượng Hezbollah và Iran "lợi dụng" cuộc xung đột của Israel ở Gaza.

Chuyên gia Omar Rahman thuộc Hội đồng Trung Đông về các vấn đề toàn cầu có trụ sở tại Qatar tin rằng "Mỹ đang ra hiệu rõ ràng với Iran rằng (nước này) sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào sắp tới, có khả năng ngăn chặn Iran trả đũa đáng kể chống lại Israel".

Tiêm kích F/A-18E Super Hornet đang chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay Abraham Lincoln. Ảnh: Defence Talk.

Tiêm kích F/A-18E Super Hornet đang chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay Abraham Lincoln. Ảnh: Defence Talk.

Mỹ đã triển khai những tàu nào?

Nhóm tấn công, do tàu sân bay USS Abraham Lincoln và phi đội máy bay chiến đấu F-35C dẫn đầu, đã hướng đến Trung Đông. Tàu sân bay USS Abraham Lincoln được triển khai đến khu vực này để thay thế biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.

Ngoài ra, USS Georgia, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang theo tên lửa dẫn đường đã được triển khai đến khu vực này. Theo Hải quân Mỹ, tàu ngầm USS Georgia hoạt động ở Địa Trung Hải trong những ngày gần đây và vừa hoàn thành khóa huấn luyện gần nước Ý.

Nhà nghiên cứu HA Hellyer thuộc Viện nghiên cứu dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) tin rằng Mỹ phô trương sức mạnh nhằm hạn chế khả năng leo thang. Tuy nhiên, đây là một mục tiêu vô cùng thách thức.

Theo Huệ Bình (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".