Mùa vàng trên cánh đồng Ngô Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những cánh đồng lúa Đông Xuân chín vàng rực khắp cao nguyên Gia Lai tạo nên bức tranh ngày mùa đầy sức sống. Trên cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh), địa hình đặc trưng đồi núi bao quanh những thảm lúa vàng càng tô đậm chất thơ cho vùng đất này. 
Niềm vui in đậm trên nét mặt người nông dân xã Chư Đang Ya khi đón một mùa vàng bội thu. Vụ Đông Xuân này, họ thu mỗi sào được 15 bao lúa tươi (khoảng 5-6 tạ lúa khô). 
Người bản địa vẫn quen gọi đồng lúa Ngô Sơn là cánh đồng Dầu. Nhiều người từ lúc sinh ra, lớn lên trên lưng mẹ cho tới khi trưởng thành đã gắn bó với đồng làng. Với người Jrai sống bao đời dưới chân núi lửa Chư Đang Ya, cây lúa không chỉ là lương thực mà còn gắn với đời sống văn hóa, với những nghi lễ nông nghiệp độc đáo. 
Ảnh 1: Bức tranh ngày mùa
Khung cảnh tấp nập trên cánh đồng Ngô Sơn mùa thu hoạch lúa.

Ảnh 2: Khung cảnh đậm chất thơ trên cánh đồng Ngô Sơn luôn thu hút các nhiếp ảnh gia tìm đến sáng tạo
Nhiều nông dân có ruộng phía xa phải gùi lúa ra đường lớn để xe chở về nhà.

Ảnh 3: Chị My-một người nông dân Jrai ở xã Chư Đang Ya cho biết, từ nhỏ chị đã gắn bó với cánh đồng Ngô Sơn
Chị My-người Jrai ở xã Chư Đang Ya cho biết, từ nhỏ, chị đã gắn bó với cánh đồng Ngô Sơn.

Ảnh 4: Giống lúa thơm trắng được trồng chủ yếu trong vụ đông xuân vì ít sâu bệnh
Giống lúa thơm trắng được trồng chủ yếu trong vụ Đông Xuân vì ít sâu bệnh.

Ảnh 5: Vẻ đẹp trong bức tranh lao động ngày mùa
Công việc thu hoạch lúa khá nặng nhọc.

Ảnh 6: Ngày mùa tuy vất vả nhưng người dân tràn ngập niềm vui được mùa
Nhưng mọi người đều tràn ngập niềm vui được mùa.

Ảnh 7: Các gia đình Jrai thường đổi công cho nhau trong ngày mùa, vừa nâng cao năng suất lao động, vừa là truyền thống lâu đời được duy trì
Các gia đình Jrai thường đổi công cho nhau trong ngày mùa, vừa nâng cao năng suất lao động, vừa gắn bó tình làng nghĩa xóm.

Ảnh 8: Chuyển lúa về nhà
Chuyển lúa về nhà.

Ảnh 9: Rơm rạ được phơi ngay trên đồng để làm thức ăn gia súc
Rơm rạ được phơi ngay trên đồng để làm thức ăn cho gia súc.
HOÀNG NGỌC (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.