Mong manh giữa ranh giới dân sự và hình sự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, các đại lý thu mua nông sản, nhận ký gửi cà phê của người dân liên tục tuyên bố phá sản, vỡ nợ khiến hàng trăm hộ dân điêu đứng. Trong khi đó, Cơ quan Điều tra vẫn đang loay hoay xác định hành vi phạm tội vì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự.

Hội chứng... vỡ nợ
 

Chiếc băng chuyền của bà Niệm được định giá 100 triệu đồng để trả cho người dân, thực tế mua mới ngoài thị trường chỉ 30 triệu đồng. Ảnh: Minh Nguyễn
Chiếc băng chuyền của bà Niệm được định giá 100 triệu đồng để trả cho người dân, thực tế mua mới ngoài thị trường chỉ 30 triệu đồng. Ảnh: Minh Nguyễn

Mấy ngày nay, nhiều hộ dân ở thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa vẫn còn chưa hết bàng hoàng khi nhận “hung tin” chủ cơ sở thu mua cà phê-nông sản Nguyệt Tỉnh vỡ nợ, không còn khả năng chi trả. Những hộ dân này đã trót ký gửi hàng trăm tấn cà phê, cho vợ chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt vay mượn tiền mặt với số tiền lên đến 36 tỷ đồng.

Trước đó, bà Đoàn Thị Niềm-chủ một cơ sở thu mua, ký gửi nông sản tại thôn 4, xã Ia Krái, huyện Ia Grai cũng tuyên bố vỡ nợ khiến cho hàng chục hộ dân ký gửi cà phê ở đây điêu đứng. Theo xác minh ban đầu, bà Niềm đang nợ 47 hộ dân hơn 200 tấn cà phê nhân và tiền mặt với tổng trị giá là 7,5 tỷ đồng nhưng không có khả năng chi trả. Khi người dân bức xúc kéo nhau đến nhà xiết nợ, bà Niềm chỉ thanh toán được hơn 4,3 tỷ đồng cho 24 hộ dân.

Theo ông Võ Ngọc Hiếu-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai: “Nếu các cơ sở thu mua, ký gửi cà phê này lỗ do chênh lệch giá bán cà phê thì số lỗ cũng ít, chứ không mất hết và không đến mức phá sản, vỡ nợ. Ví dụ đầu năm nay họ bán cà phê giá 30-31 triệu đồng/tấn, đến thời điểm này giá khoảng 36-37 triệu đồng/tấn thì cũng chỉ lỗ khoảng 6 triệu/tấn phần chênh lệch giá”.

Ông Hiếu khuyến cáo người dân đừng vì những lợi ích nhỏ trước mắt như chi phí vận chuyển, bao bì, bốc vác… từ những cơ sở này mà mạo hiểm ký gửi, quên đi sự an toàn tài sản của mình. “An toàn tài sản là quan trọng nhất bởi đây là mồ hôi, công sức tích góp trong nhiều năm. Nếu không có chỗ trữ hàng thì nên bán đi, có thể bán 1 nửa hoặc bán hết. Nếu giá cà phê có lên thì mình chịu thiệt một ít, nhưng gốc tài sản vẫn còn”-ông Hiếu đưa ra lời khuyên.

Cũng theo ông Võ Ngọc Hiếu, nhiều trường hợp người dân bị mất tài sản, “của đau con xót” nên có những hành vi vi phạm pháp luật, khiến họ đang là bị hại bỗng trở thành bị cáo. “Tài sản lớn thì tự giữ lấy, nếu không giữ được hàng thì giữ tiền, chứ cơ hội đòi lại tài sản từ những vụ vỡ nợ như thế này là rất thấp, nhiều chủ cơ sở vỡ nợ, tuyên bố sẵn sàng đi tù nhưng có thấy ai đi tù đâu?”-ông Hiếu chia sẻ.


Khó xử lý hình sự
 

Người dân điêu đứng khi các chủ cơ sở ký gửi cà phê liên tục tuyên bố phá sản, vỡ nợ. Ảnh: Minh Nguyễn
Người dân điêu đứng khi các chủ cơ sở ký gửi cà phê liên tục tuyên bố phá sản, vỡ nợ. Ảnh: Minh Nguyễn

Đối với vụ vỡ nợ của cơ sở thu mua cà phê-nông sản Nguyệt Tỉnh, Công an huyện Đak Đoa cho biết đã tiếp nhận 13 đơn thư của người dân gửi tố cáo bà Nguyệt nợ không chịu trả nợ. Hiện đơn vị này đang tiến hành xác định vụ việc mang tính dân sự hay hình sự để có cơ sở xử lý.

Thượng tá Phạm Hữu Đức-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Quản lý Kinh tế và Chức vụ (PC46) Công an tỉnh Gia Lai cho biết: Việc xác định là vụ án hình sự hay dân sự đối với những vụ án như thế này rất khó. “Cần phải chứng minh được cơ sở tuyên bố vỡ nợ nhưng thực tế không phải vỡ nợ mà có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, có hành vi gian dối, có dấu hiệu lừa đảo thì mới có cơ sở xử lý theo pháp luật. Nếu không có dấu hiệu phạm tội hình sự thì sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, đồng thời hướng dẫn cho người dân làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án để đòi lại lại sản.

Đối với hành vi tẩu tán tài sản của các chủ cơ sở này, Thượng tá Đức cho rằng: Cơ quan Điều tra phải xác định được các tài sản đó được chuyển sang tên người khác ở thời điểm nào, chuyển trước hay sau khi vỡ nợ và có hợp pháp hay không hợp pháp; tài sản đó là tài sản của ai, nếu vì động cơ tẩu tán tài sản thì đương nhiên phải xem xét trách nhiệm hình sự.

“Những vụ vỡ nợ này chưa rõ hình sự hay dân sự. Do đó, nơi nào xảy ra vụ việc thì Công an nơi đó có trách nhiệm tập trung làm rõ nguồn gốc hàng hóa, đầu vào (huy động hàng hóa, tiền bạc được nhập vào doanh nghiệp như thế nào). Kế đến là chứng minh đầu ra, sử dụng tài sản đó làm gì. Ví dụ, thời điểm cơ sở nhập vào giá cao nhưng bán ra giá thấp thì phải chứng minh lỗ để xác định có tội phạm hay không tội phạm, có hành vi gian dối hay dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt”-Thượng tá Đức phân tích.

Tuy nhiên, theo Thượng tá Phạm Hữu Đức, để làm rõ những điều kể trên là rất phức tạp, các ngành phải ngồi lại với nhau phân tích, đánh giá từng trường hợp một bởi ranh giới giữa dân sự, hình sự đan xen nhau; hình sự hóa dân sự cũng không được mà dân sự hóa hình sự cũng không xong. “Trong khi đó, người dân rất chủ quan, sơ sài trong giao dịch tài sản của mình. Nhiều người thậm chí không cần hóa đơn nhập kho, không có mảnh giấy lận lưng mà chủ yếu tin tưởng vào mối quan hệ quen biết…”-Thượng tá Đức cho biết.

Cơ quan Điều tra còn đang khó khăn xác định ranh giới vụ việc giữa hình sự và dân sự, các chủ cơ sở vỡ nợ thì cứ chây ì việc trả nợ, ngày ngày nhởn nhơ. Không biết vụ việc kéo dài bao lâu, nhưng hiện thời chỉ có người dân là đang khốn đốn vì bao nhiêu tài sản dành dụm hàng năm trời đã “một đi không trở lại”.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.