Mở rộng "đường bay" cho thơ trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17, Sân thơ trẻ 2019 được khai mạc vào sáng 17-2 (tức ngày 13 tháng Giêng) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội). Năm nay, Gia Lai có một nhà thơ trẻ góp mặt vào sân thơ này, đó là nhà thơ miêndi.
Mang chủ đề “Mở đường bay phía trước”, Sân thơ trẻ năm nay tiếp tục là nơi hội tụ những cây bút trẻ nổi tiếng đến từ khắp mọi miền Tổ quốc để có thể cất lên tiếng thơ xuyên suốt chiều dài đất nước.
Với sự góp mặt của các tên tuổi trong làng thơ trẻ như: Khúc Hồng Thiện, Ngô Gia Thiên An, Nguyễn Quang Hưng, Lý Hữu Lương, Đoàn Văn Mật, Hoàng Anh Tuấn... cùng những thể nghiệm, tìm tòi sáng tạo mới như: trình diễn, sắp đặt, vận dụng âm nhạc, nghệ thuật múa… “sân chơi” này nhằm truyền cảm hứng và đem thơ đến gần hơn với độc giả. Không gian ở sân thơ rất rộng mở. Phần giao lưu với khán giả được sắp xếp ở đầu chương trình để người yêu thơ có thể trao đổi và lắng nghe tâm sự của các nhà thơ trẻ, từ đó hiểu hơn về tác giả và tác phẩm mà mình yêu thích. Tiếp đó là phần trình diễn thơ được chia thành 3 tổ khúc: “Định nghĩa lại ánh sáng”, “Hoa nguồn cội”, “ Bài ca đá dựng” được rút ra từ 24 bài thơ của 14 nhà thơ góp mặt lần này. Trong tiếng đàn guitar và piano dìu dặt, những câu chuyện thơ đầy cảm xúc được chính các tác giả biểu diễn đã ghi dấu ấn đẹp trong lòng người yêu thơ, át đi cả tiếng mưa rơi.
 Nhà thơ miêndi (thứ 3 từ trái sang) trình diễn tại Sân thơ trẻ. Ảnh: Thành Duy
Nhà thơ miêndi (thứ 3 từ trái sang) trình diễn tại Sân thơ trẻ. Ảnh: Thành Duy
Trong lần thứ 2 tham gia Sân thơ trẻ, nhà thơ miêndi góp mặt với 2 bài thơ “Định nghĩa lại ánh sáng” và “Một hôm đóng thế vai mình” trong tổ khúc “Định nghĩa lại ánh sáng”. Vừa bay về từ Hà Nội, miêndi chia sẻ những cảm xúc tươi nguyên: “Sân thơ trẻ năm nay được tổ chức vào đúng ngày 17-2 để tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Tôi cũng như các nhà thơ khác đều rưng rưng khi cất lên những bài thơ viết về sự hy sinh lớn lao của những người đã nằm xuống để bảo vệ đất nước, bảo vệ chính nghĩa. Chủ đề “Mở rộng đường bay”, vì thế, không thuần túy chỉ là mở rộng sự sáng tạo trong văn chương, mà còn truyền đi thông điệp: Ngoài thực hiện khát vọng cho bản thân, thế hệ trẻ còn “mở rộng đường bay” trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và sứ mệnh thiêng liêng đối với Tổ quốc. Cho nên cảm xúc của riêng tôi cũng hòa chung với cảm xúc của các nhà thơ khác và của cả khán giả. Ở đó, cảm xúc về cái ta nhiều hơn cái tôi. Chính thông điệp của Sân thơ trẻ năm nay đã làm nên xúc cảm lớn lao ấy”. Nhà thơ miêndi cũng cho biết, là đại diện duy nhất đến từ Gia Lai, anh đã có những trải nghiệm khá thú vị khi được truyền năng lượng và nhiệt huyết từ những người trẻ hơn mình, được học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ mà chỉ những nhà thơ ở độ tuổi đôi mươi mới có. “Được đứng trên Sân thơ trẻ tại Văn Miếu năm nay là một kỷ niệm sẽ không thể quên trong hành trình văn chương của miêndi”-anh bộc bạch.
Ngoài nhà thơ miêndi, sân thơ trẻ năm nay vẫn không quên tên 2 nhà thơ trẻ của Gia Lai là Ngô Thanh Vân và Lê Vi Thủy. Tấm pa nô in hình nhà thơ Ngô Thanh Vân duyên dáng trong tà áo dài trắng và những câu thơ của chị vẫn được giới thiệu đến độc giả dù chị không trực tiếp góp mặt tại sân thơ. Ngô Thanh Vân chia sẻ: “Trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 năm 2019 tại Hà Nội, mình và các nhà thơ dưới 40 tuổi là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đều được vinh danh dưới hình thức in ảnh chân dung và những dòng thơ chọn lọc trên một tấm pa no thật trang trọng. Đó là niềm vui đối với người cầm bút trẻ ở một tỉnh nhỏ vùng cao. Nhận được những hình ảnh do bạn bè ở thủ đô gởi về, mình rất xúc động. Vui vì bạn bè đã nhớ và chia sẻ với mình”.
Cùng chung cảm nhận, nhà thơ Lê Vi Thủy tâm sự: “Mấy ngày nay theo dõi trên facebook thấy không khí của Sân thơ trẻ rất náo nức, mình cũng thèm được ra Hà Nội để gặp mọi người. Vẫn nhớ như in cảm giác thật hạnh phúc khi được đứng trên sân khấu của Sân thơ trẻ 2014, khán giả nghe thơ rất nghiêm túc và đầy trân trọng trong cái rét căm căm xứ Bắc. Năm nay, mặc dù không góp mặt như anh miêndi, nhưng bạn bè đã gọi điện chúc mừng vì tên mình vẫn được in trên tấm áp phích của Sân thơ trẻ để điểm danh những gương mặt thơ trẻ tiêu biểu. Điều này khiến mình rất vui vì những nỗ lực của bản thân đã được ghi nhận”.
Có thể nói, với thơ trẻ Gia Lai năm nay, những “đường bay” đã được mở rộng. Hy vọng rằng, các nhà thơ trẻ sẽ không ngừng nỗ lực để mang đến cho công chúng ngày càng nhiều sáng tác tươi mới từ những cá tính sáng tạo khác biệt.
Kim Sơn

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.