Mẹo hay giúp tránh cảm giác mệt mỏi sau đêm thiếu ngủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thiếu ngủ hay mất ngủ một đêm cũng khiến bạn uể oải suốt cả ngày hôm sau.

 Nếu thiếu ngủ, bạn cũng không nên ngủ nướng
Nếu thiếu ngủ, bạn cũng không nên ngủ nướng



Có những hôm vì quá mê mấy tập cuối gay cấn của bộ phim hay hoặc không thể bỏ trận banh kinh điển..., bạn cố thức khuya để theo dõi cho xong rồi mới đi ngủ. Hậu quả là sáng hôm sau bạn cảm thấy cực khó chịu khi thức dậy để đi làm sớm. Rất may là có một số mẹo hay mà chuyên gia sức khỏe chia sẻ để bạn khắc phục nhanh cảm giác rệu rã đó, theo Health.com.  

Đừng ngủ nướng

"Bạn đừng bấm nút tạm ngưng của đồng hồ báo thức để tiếp tục ngủ nướng thêm ít phút, bởi làm vậy là sẽ thay đổi thói quen thức giấc mỗi sáng, và nó không tốt chút nào. Bạn nên thức dậy đúng giờ như bình thường, kể cả đó là buổi sáng cuối tuần", tiến sĩ Sonia Ancoli-Israel, giám đốc giáo dục tại trung tâm y học giấc ngủ UCSD (California, Mỹ) cho biết.

Thức dậy đúng giờ mỗi sáng là chìa khóa để duy trì nhịp sinh học, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi thứ, từ năng lượng đến khả năng miễn dịch, sự trao đổi chất, thậm chí là sức sáng tạo của bạn.

Ngoài ra, việc ngủ nướng thêm vài phút cũng không làm bạn có thêm năng lượng hay sảng khoái hơn, mà còn gây tác dụng ngược.

Tiếp xúc ánh nắng

"Nếu bạn có thể ăn sáng ở ngoài trời thì đó là khởi đầu tốt sau một đêm ngủ kém", tiến sĩ Ancoli-Israel nói. Và nếu bạn có thêm thời gian để đi bộ một lúc thì càng tuyệt vời hơn, và không cần phải đeo kính râm, theo tiến sĩ Ancoli-Israel.  

"Hãy tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên, nhằm ngăn cơ thể sản xuất melatonin, loại hormone gây buồn ngủ. Kết quả là bạn sẽ tỉnh táo hơn thôi", tiến sĩ Ancoli-Israel khuyên.


 

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm sẽ giúp bạn ngăn cơn buồn ngủ
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm sẽ giúp bạn ngăn cơn buồn ngủ



Ngoài ra, ánh nắng mặt trời có thể giúp bạn cải thiện cả tâm trạng. Lý do là ánh nắng tự nhiên giúp kích hoạt việc giải phóng hormone hạnh phúc serotonin, khiến bạn ít cảm thấy khó chịu hơn trong buổi sáng bận rộn.

Bỏ cà phê chiều

Nếu cà phê là thứ không thể thiếu của bạn mỗi sáng thì cứ việc uống, nhưng cần bỏ bớt cữ cà phê trưa.  Lý do là cà phê trưa khiến bạn khó ngủ hơn vào buổi tối. Nghiên cứu nhỏ năm 2013 đăng trên tạp chí Clincial Sleep Medicine cho rằng uống cà phê cách giờ ngủ đêm khoảng 6 tiếng thì sẽ khiến chúng ta dễ thao thức.

Ngủ trưa 25 phút

Nếu tối hôm nào thiếu ngủ, bạn nên tranh thủ ngủ trưa vào hôm sau. Song bạn nhớ đừng ngủ quá 25 phút bởi nếu vậy sẽ làm rối loạn nhịp thức-ngủ của bạn. Ngủ trưa quá lâu sẽ khiến bạn càng thấy mệt mỏi khi thức dậy.


 

Đừng ngủ trưa quá lâu
Đừng ngủ trưa quá lâu



Leo cầu thang bộ

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Physiology and Behavior phát hiện rằng bỏ ra 10 phút đi thang bộ sẽ giúp tăng cường năng lượng hiệu quả hơn cả caffeine. Vì vậy, nếu buồn ngủ do đêm hôm trước thức khuya, bạn có thể đi thang bộ xuống tầng trệt và leo lên lại tầng của mình làm việc để tăng cường sự tỉnh táo.


Giữ nguyên giờ ngủ đêm

Dù bạn có buồn ngủ sớm cỡ nào thì cũng phải ráng chờ đến giờ ngủ quen thuộc hằng đêm để bắt đầu lên giường. "Bởi cơ thể bạn đã quen với giờ ngủ cũ mỗi đêm rồi, nếu bạn lên giường sớm thì cũng nằm chờ đến khi buồn ngủ càng thêm mệt mỏi", tiến sĩ Michael Breus, chuyên gia về giấc ngủ ở Los Angeles (Mỹ) phân tích. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều hoặc uống bia rượu, cà phê quá sát giờ ngủ đêm.

Trần Ka (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

null