Mang Yang ưu tiên đầu tư vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm cải thiện đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Cách đây 5 năm, 3 làng Đê Kôn (xã Hà Ra), Pờ Yầu (xã Lơ Pang), Đê Bơ Tưk (xã Đak Jơ Ta) đều thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Mang Yang. Để giúp bà con từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, UBND huyện đã thành lập các tổ công tác phát triển kinh tế-xã hội hỗ trợ 3 làng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Cây mắc ca đang được trồng thử nghiệm tại làng Đê Bơ Tưk, xã Đak Jơ Ta. Ảnh: N.D

Cây mắc ca đang được trồng thử nghiệm tại làng Đê Bơ Tưk, xã Đak Jơ Ta. Ảnh: N.D

Làng Pờ Yầu có 128 hộ đồng bào Bahnar, tỷ lệ hộ nghèo trước đây chiếm khoảng 80%. Để giúp ngôi làng này vươn lên, năm 2019, UBND tỉnh đã chi 15 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng tuyến đường bê tông từ làng đến trung tâm xã nhằm giúp người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Hệ thống điện lưới quốc gia cũng được kéo về tận làng, các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế được triển khai. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong làng đã giảm còn khoảng 26,5%.

Cũng nhờ 34 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, tuyến đường từ làng Đê Kôn kết nối quốc lộ 19 được nâng cấp giúp 54 hộ đồng bào Bahnar không còn bị cô lập khi mùa mưa đến. Ông Hriu-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đê Kôn-cho hay: Tuyến đường bê tông được Nhà nước đầu tư xây dựng giúp bà con đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn. Không những vậy, Nhà nước còn hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, tạo động lực để người dân phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Tương tự, những năm gần đây, nhờ được thụ hưởng các nguồn vốn đầu tư và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đời sống của dân làng Đê Bơ Tưk không ngừng được nâng lên. Ông Nông Văn Đạo-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn-cho hay: Làng hiện có 181 hộ, chủ yếu là đồng bào Bahnar và một số dân tộc khác từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống. Nguồn thu nhập của bà con dựa vào cây mì, bạch đàn và keo lai.

Những năm gần đây, được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi giúp bà con có sinh kế phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Đầu năm 2023, làng còn 126 hộ nghèo, 31 hộ cận nghèo. Mới đây, qua rà soát của UBND xã, làng còn 108 hộ nghèo và 43 hộ cận nghèo.

Bà Nguyễn Lê Thị Thu Thảo-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Jơ Ta-cho hay: Những năm qua, nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, cùng sự hỗ trợ từ các ban, ngành của huyện mà người dân tại 3 làng khó khăn từng bước chuyển đổi ngành nghề, tập trung phát triển kinh tế.

“Thời gian tới, UBND xã tiếp tục xây dựng các mô hình, định hướng phát triển các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đặc biệt là triển khai có hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025”-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Jơ Ta nhấn mạnh.

Đường đến làng Pyầu được đổ bê tông thông suốt giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đường đến làng Pyầu được đổ bê tông thông suốt giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo Phòng Dân tộc huyện, tỷ lệ đồng bào DTTS trên địa bàn chiếm 62%. Những năm qua, từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huyện tập trung lồng ghép triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS giúp người dân từng bước thay đổi nhận thức, tự lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Sỹ-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Dân tộc huyện-khẳng định: Từ nhiều năm nay, các vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư từ điện, đường, trường, trạm đến các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế để người dân phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu UBND huyện huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư để thực hiện hiệu quả các chính sách liên quan đến đồng bào DTTS. Đặc biệt, triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia thật tốt để đồng bào DTTS được thụ hưởng các chính sách của Đảng và Nhà nước”-ông Sỹ cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.