Gia Lai: Tăng tốc triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghị quyết số 62/2023/NQ-HĐND ngày 20-10-2023 của HĐND tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ giúp các địa phương trong tỉnh tháo gỡ được “nút thắt” để tăng tốc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Theo Chi cục PTNT tỉnh, trong khuôn khổ Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực triển khai hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo về giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp theo nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, do chưa có định mức cụ thể cho từng dự án hỗ trợ nên việc triển khai ở các địa phương gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, một số huyện như: Mang Yang, Kbang, Đức Cơ, Ia Grai… đã vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ từ giai đoạn trước để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được thụ hưởng.

Ông Yui (làng Đê Kôn, xã Hà Ra, huyện Mang Yang) cho biết: “Gia đình tôi là hộ nghèo. Hàng ngày, vợ chồng phải đi làm thuê để mưu sinh. Vừa rồi, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò sinh sản. Gia đình tôi sẽ chăm sóc bò thật tốt để sớm vươn lên thoát nghèo”.

Người dân được hỗ trợ bò sinh sản của Tiểu dự án 1-Dự án 3, tạo động lực vươn lên thoát nghèo. Ảnh: N.D

Người dân được hỗ trợ bò sinh sản của Tiểu dự án 1-Dự án 3, tạo động lực vươn lên thoát nghèo. Ảnh: N.D

Ngày 20-10-2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 62/2023/NQ-HĐND quy định định mức chi ngân sách hỗ trợ cho 1 dự án, kế hoạch phát triển sản xuất liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Theo đó, Nghị quyết quy định hỗ trợ không quá 2 tỷ đồng/dự án, kế hoạch phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị do cấp tỉnh phê duyệt và không quá 1,5 tỷ đồng/dự án, kế hoạch phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị do cấp huyện phê duyệt. Định mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện 1 dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng không quá 500 triệu đồng. Đây được xem là bước ngoặt khi đã tháo gỡ được “nút thắt” để giúp các địa phương sớm triển khai xây dựng các dự án hỗ trợ cấp giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp theo nhu cầu sản xuất của người dân để vươn lên thoát nghèo.

Ông Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho biết: Thời gian qua, địa phương gặp không ít khó khăn khi triển khai Tiểu dự án 1-Dự án 3 do chưa có định mức cụ thể. Hiện nay, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết quy định định mức rõ ràng, giúp chính quyền địa phương phê duyệt các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân sớm được thụ hưởng.

Xã Hà Ra (huyện Mang Yang) hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo tại làng Đê Kôn. Ảnh: N.D

Xã Hà Ra (huyện Mang Yang) hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo tại làng Đê Kôn. Ảnh: N.D

Còn ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang thì cho hay: Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2021 và 2022, huyện đã phê duyệt 6 dự án theo hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng gồm 5 dự án nuôi bò sinh sản và 1 dự án chăm sóc cà phê cho 58 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Riêng nguồn vốn năm 2023, UBND huyện đã phân bổ về các xã. Đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết quy định định mức chi ngân sách cho các dự án nên UBND huyện đang tập trung chỉ đạo các xã khẩn trương hỗ trợ kịp thời, hiệu quả để người dân được thụ hưởng.

Ông Y Nguyên Ênuôl-Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh-cho biết: “Trên cơ sở Nghị quyết số 62/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, Chi cục đang tập trung đôn đốc các địa phương phê duyệt các dự án đảm bảo theo đúng tiến độ và kế hoạch giải ngân. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các địa phương triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 để hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo bền vững trong những năm tới”.

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.