Mang Yang giàu tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và giao thông thuận lợi, huyện Mang Yang được xem là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa.

Tháng 7-2018, Công ty cổ phần Chăn nuôi bò thịt-bò sữa Cao Nguyên triển khai Dự án “Chăn nuôi bò thịt, bò sữa” (nay được gọi là trang trại bò sữa NutiMilk) với tổng diện tích 620,74 ha tại xã Đak Yă, huyện Mang Yang. Trong đó, diện tích văn phòng và trang trại được bố trí khoảng 50 ha, còn lại là diện tích đồng cỏ làm thức ăn cho bò. Hiện nay, trang trại NutiMilk có gần 12.000 con bò. Đây là một trong những cụm trang trại độc lập lớn nhất Việt Nam đạt chuẩn GlobalGAP châu Âu.

Huyện Mang Yang hội tụ đầy đủ yếu tố thiên nhiên để giúp bò sữa phát triển khỏe mạnh với khí hậu quanh năm mát mẻ, có nguồn nước sạch và nguyên liệu sạch. Bò sữa của trang trại NutiMilk được chăm sóc và nuôi dưỡng thuận tự nhiên cùng công nghệ hiện đại để cho ra nguồn sữa tươi sạch. Bình quân mỗi con bò thu được khoảng 38,5 lít sữa/ngày.

Ông Đoàn Trung Kiên-Giám đốc trang trại-cho biết: Dù mới đưa vào khai thác được hơn 5 năm song sau quá trình cải tạo công nghệ, điều kiện chuồng trại và đặc biệt là giống thì đến nay, trang trại cho kết quả rất tốt. Sản lượng sữa đạt cao, hàm lượng dinh dưỡng đạt chuẩn thế giới với 3,5 gram đạm/100 ml.

Trang trại bò sữa NutiMilk tại huyện Mang Yang. Ảnh: L.N

Trang trại bò sữa NutiMilk tại huyện Mang Yang. Ảnh: L.N

Nói về tiềm năng phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò sữa trên địa bàn, Chủ tịch UBND huyện Lê Trọng cho hay: Mang Yang có diện tích lớn, khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp. Ngoài ra, huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi với nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua như: quốc lộ 19 nối các tỉnh Tây Nguyên và Cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định); tuyến tỉnh lộ 666 đi qua 5 xã: Kon Chiêng, Kon Thụp, Đăk Djrăng, Lơ Pang (huyện Mang Yang) và Pờ Tó (huyện Ia Pa), kết nối quốc lộ 19 đến đường Trường Sơn Đông.

Hiện nay, trong những nhà đầu tư đi tiên phong phát triển chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn huyện có Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với trang trại chăn nuôi bò thịt hay Nutifood với trang trại bò sữa NutiMilk. Đây là hướng đi phù hợp với những lợi thế của địa phương.

Cũng theo ông Trọng, trang trại bò sữa NutiMilk đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương khi chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ, trồng bắp để cung cấp nguyên liệu cho trang trại.

“Các doanh nghiệp cũng cần có sự liên kết, bao tiêu sản phẩm để khuyến khích người dân an tâm phát triển nguồn nguyên liệu cho các trang trại chăn nuôi. Chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện và đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để cùng đưa kinh tế-xã hội của huyện ngày một phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân”-ông Trọng thông tin thêm.

Huyện Mang Yang là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò sữa. Ảnh: L.N

Huyện Mang Yang là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò sữa. Ảnh: L.N

Sáng 16-4-2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Báo Thanh Niên đã tổ chức buổi tọa đàm “Xây dựng Mang Yang-Gia Lai thành thiên đường bò sữa”. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận đưa ra giải pháp về việc biến những địa danh có lợi thế như Mang Yang thành thiên đường chăn nuôi bò sữa; phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi sinh thái; chính sách để thu hút đầu tư vào chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, tạo sinh kế cho người dân và đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Gia Lai có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ hai cả nước với 15.510 km2, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 845.000 ha, là nơi hội tụ mọi điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn lao động dồi dào… để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc.

Năm 2023, giá trị chăn nuôi của tỉnh đạt 6.420 tỷ đồng, chiếm 19,13% trong cơ cấu ngành nông-lâm-thủy sản. Chăn nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp chiếm 36,02%. Tỉnh đã thu hút 210 dự án vào lĩnh vực chăn nuôi với tổng diện tích hơn 9 ngàn ha, tổng vốn đầu tư hơn 36 ngàn tỷ đồng, trong đó, 92 dự án đã được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, 118 dự án đang xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện nay, 34 dự án đã đi vào hoạt động với số lượng khoảng 68.700 con bò, 350.700 con heo.

Ngày 30-12-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1750/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Gia Lai được quy hoạch thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”, là vùng đất xanh, phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là chủ đạo dựa trên 3 trụ cột phát triển là nông nghiệp sinh thái, sạch và ứng dụng công nghệ cao.

Trong đó, phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, khép kín, ứng dụng công nghệ cao, chủ động phòng-chống dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, tỉnh xác định bò sữa, bò thịt cao sản tiếp tục là các đối tượng vật nuôi chính, chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học, hữu cơ. Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh ưu tiên thực hiện các dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trong đó có bò thịt, bò sữa.

“Gia Lai nói chung và huyện Mang Yang nói riêng có đầy đủ mọi điều kiện thuận lợi để các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đến đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với sơ chế, chế biến, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, nhà máy sản xuất phân vi sinh từ chất thải chăn nuôi... Mang Yang có vị trí thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế, là trung tâm của tỉnh trong phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và logistics. Hiện nay, mật độ chăn nuôi trên địa bàn huyện Mang Yang khoảng 0,48 đơn vị vật nuôi/ha đất nông nghiệp. Do đó, dư địa để huyện phát triển chăn nuôi còn nhiều là điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô chăn nuôi bò sữa”-ông Nghĩa thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).