Mang Yang chú trọng giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm thực hiện các giải pháp hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.

 

Hỗ trợ phát triển kinh tế

Giai đoạn 2016-2021, ngoài kinh phí đầu tư thuộc Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất hơn 11,7 tỷ đồng, huyện Mang Yang đã giải ngân vốn đầu tư xây dựng 94 công trình ở các xã và làng đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, huyện triển khai các dự án hỗ trợ cây-con giống; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cà phê tại các xã: Hà Ra, Ayun, Đak Ta Ley, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến các mô hình sản xuất... nhằm giúp các hộ khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Đình Hải-Chủ tịch Hội Nông dân huyện-cho biết: “Hội phối hợp với các ngành, đơn vị đã mở 27 lớp đào tạo nghề nông nghiệp, tập huấn phương thức canh tác mới, tái canh cà phê bằng các giống có năng suất, chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn cho hơn 9.750 lượt nông dân, tín chấp giúp nông dân mua hơn 1.000 tấn phân bón trả chậm. Hội còn phối hợp thành lập 8 nông hội với 171 hội viên và tổ hội nghề nghiệp với 106 thành viên. Phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia các dự án liên kết sản xuất lúa gạo, trồng chanh dây nguyên liệu cho các nhà máy, triển khai dự án nuôi dê Bách Thảo và bò lai sinh sản”.

 Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang trao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo DTTS khó khăn về nhà ở tại xã Lơ Pang. Ảnh: Thanh Nhật
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang trao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo DTTS khó khăn về nhà ở tại xã Lơ Pang. Ảnh: Thanh Nhật


Hàng năm, Ban Chỉ đạo giảm nghèo các xã tổ chức khảo sát, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nắm bắt nhu cầu vay vốn để đề xuất bổ sung, điều chỉnh nguồn vốn vay phù hợp, kịp thời. Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã triển khai giải ngân, nhanh chóng đưa vốn đến đúng tay người sử dụng, dư nợ các chương trình tín dụng đạt gần 315 tỷ đồng. Riêng dư nợ 3 chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo hơn 170 tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ, dư nợ hộ dân tộc thiểu số chiếm 56% tổng dư nợ.

Nhờ được hỗ trợ, nhiều hộ khó khăn đã từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Trước đây, gia đình ông Bring (làng Đak Trok, xã Đak Yă) thuộc diện hộ nghèo. Ông được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi 20 triệu đồng đầu tư trồng cà phê và mua 2 con bò sinh sản. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh tế gia đình dần ổn định. Năm 2018, gia đình ông Bring đã thoát nghèo. Tiếp đó, ông tiếp tục vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo để mua thêm bò, xây dựng chuồng trại chăn nuôi dê. Đến nay, gia đình ông có đàn bò và dê gần 10 con, 1 ha cà phê.

Tương tự, gia đình chị Đơr (làng Kret Krot, xã Hà Ra) trước đây chỉ trông chờ vào mấy sào mì và đi làm thuê, cuộc sống rất khó khăn. Năm 2017, chị được cán bộ xã hướng dẫn vay 40 triệu đồng để trồng 500 cây cà phê, được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nên kinh tế dần cải thiện. Hiện gia đình chị đã có nguồn thu nhập ổn định, không còn cảnh thiếu trước hụt sau.

Vận động giữ đất để sản xuất

Từ năm 2017 đến nay, huyện Mang Yang đã triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy (khóa XVI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc ngăn chặn chuyển nhượng và cho thuê đất sản xuất trái pháp luật. Ông Lê Trọng-Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo ngành chức năng cùng các xã, thị trấn tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và kế hoạch sử dụng đất, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tổ chức đo đạc, đăng ký kê khai, lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Trên cơ sở Nghị quyết của Huyện ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hướng dẫn đội ngũ già làng, người có uy tín tuyên truyền giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức tầm quan trọng của đất đai đối với đời sống, vận động bà con tích cực lao động sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời, triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, góp phần hạn chế tình trạng chuyển nhượng, cho thuê đất sản xuất trong vùng DTTS.

Cùng với đó, các cơ quan, ban ngành của huyện chú trọng làm tốt công tác phụ trách làng trọng điểm về an ninh chính trị và yếu về hệ thống chính trị, kinh tế-xã hội. Vận động đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất và đời sống, xóa bỏ các thói quen xấu, tập tục lạc hậu.  

Xã Đak Djrăng có 5 làng dân tộc Bahnar. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã tranh thủ các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, phối hợp hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, ổn định đời sống. Thường xuyên tuyên truyền, vận động và xây dựng một số mô hình liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân các làng DTTS.

Với nhiều giải pháp đồng bộ và quyết tâm cao, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân mỗi năm từ 2 đến 5%, cuối năm 2021 còn 7,21%. Căn cứ chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,91% tổng số hộ toàn huyện, trong đó hộ nghèo DTTS chiếm 30,8% số hộ DTTS.

 

 THANH NHẬT
 

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

Gia Lai: Gần 91,5% số nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã hoàn thành

(GLO)- Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai, tính đến chiều 26-6, toàn tỉnh đã khởi công xây mới và sửa chữa 8.090 căn nhà (đạt 99,88% so với kế hoạch), trong đó xây mới 6.575 căn và sửa chữa 1.515 căn. Đến nay, toàn tỉnh có 7.406 căn nhà đã hoàn thành, đạt 91,43%.

Tin vắn

UBND tỉnh đồng ý chủ trương hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện Vĩnh Thạnh với số tiền 5 tỷ đồng để làm nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức đến công tác tại xã Vĩnh Sơn mới sau khi sáp nhập.

null