Má Ba anh hùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
32 năm xa cách nhưng vẫn luôn nuôi giữ niềm hy vọng có ngày tìm thấy hài cốt con trai ở Campuchia để đưa về quê nhà hương khói. Đó là mong muốn lớn nhất của Mẹ Việt Nam anh hùng Đàm Thị Bé Ba.  
 
Mẹ Việt Nam anh hùng Đàm Thị Bé Ba xem lại hình ảnh và thông tin giấy báo tử của con trai ẢNH: TRẦN NGỌC
Mẹ Việt Nam anh hùng Đàm Thị Bé Ba xem lại hình ảnh và thông tin giấy báo tử của con trai ẢNH: TRẦN NGỌC

Khi được phong tặng danh hiệu, má Ba mới 43 tuổi, được xem là bà Mẹ Việt Nam anh hùng trẻ nhất nước.

Hy sinh người con trai duy nhất
Nhìn di ảnh liệt sĩ Đàm Phước Minh với ánh mắt trìu mến, Mẹ Việt Nam anh hùng Đàm Thị Bé Ba (68 tuổi, ngụ khóm 2, P.4, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) xúc động nói: “Nó là con trai duy nhất của má. Thằng nhỏ hiền và ngoan lắm. Khi chưa đi bộ đội, nó đi vác bột mướn được bao nhiêu tiền đều đưa cho má. Má rất tự hào về nó”.
Khi mọi người về hết, má vẫn ngồi lại rất lâu. Bởi má luôn hy vọng giấy báo tử người ta làm nhầm và chiến tranh kết thúc, con má sẽ về. Nhưng rồi hôm đó, tim má như vỡ vụn vì má biết con má hy sinh thật rồi
Mẹ VN anh hùng Đàm Thị Bé Ba (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp)
Má Ba cho biết bà sinh ra trong gia đình khó khăn, sống bằng nghề làm rẫy ở Sa Đéc. Má sớm lập gia đình với ông Dương Văn Bé (quê ở H.Lai Vung, Đồng Tháp). Năm 1967, má sinh người con trai duy nhất là Đàm Phước Minh. Nhà nghèo, con má phải nghỉ học sớm để đi làm thuê phụ giúp gia đình. Khi chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, vì căm ghét tập đoàn phản động Pol Pot giết hại dã man dân thường, đặt dân tộc Campuchia trước thảm họa diệt chủng khủng khiếp, chưa từng có trong lịch sử loài người; nên tháng 3.1987, má động viên con trai nhập ngũ, tham gia lực lượng tình nguyện chiến đấu giúp nước bạn Campuchia đánh Pol Pot, bảo vệ biên giới.
Con trai duy nhất tham gia quân đội, nhà má Ba chỉ còn hai vợ chồng. Mỗi ngày, má Ba gánh rau cải ra chợ Sa Đéc bán kiếm tiền đong gạo. Nghe tin con đóng quân tại khu quân sự Đồng Tâm (Tiền Giang) để huấn luyện, cứ 1 - 2 tuần, má lại bắt xe đò đi thăm, động viên con. Tấm hình bộ đội của con trai chụp ở khu huấn luyện Đồng Tâm đưa cho má trước khi lên đường sang Campuchia chiến đấu, cũng là hình thờ sau này.
Ngày 22.4.1988, trong lúc cùng các đồng đội Trung đoàn 10, Sư đoàn 339 truy quét bọn tàn quân Pol Pot tại đường số 56, H.Karavanh, tỉnh Pursat (Campuchia), người lính trẻ tình nguyện Đàm Phước Minh đã anh dũng hy sinh. Má Ba nghẹn ngào kể lại: “Năm đó, vợ chồng má chèo ghe đi bán rau, đồ rẫy trong Đồng Tháp Mười thì bạn của Minh đến báo tin nó đã hy sinh ở Campuchia. Má chết đứng, rồi ngã xỉu ngay trên ghe. Mấy ngày liên tục không ăn uống được gì. Chiến tranh rất tàn khốc nhưng má vẫn không tin đó là sự thật”.
Không lâu sau khi nhận tin sét đánh, giấy báo tử của liệt sĩ Đàm Phước Minh được đơn vị anh gửi gia đình má Ba. Thế nhưng, với tấm lòng, tình yêu thương bao la của người mẹ dành cho con trai, má Ba chưa bao giờ tắt đi niềm tin con trai của mình vẫn còn sống và sẽ trở về khi chiến tranh kết thúc.
Má Ba kể rằng, năm 1989 khi đang ngồi bán rau tại chợ Sa Đéc, hay tin các đơn vị quân sự sẽ đưa bộ đội tham gia làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia trở về quê Sa Đéc, má bỏ ngang việc mua bán và chạy một mạch đến địa điểm bộ đội về, với hy vọng trong số đó sẽ có con trai của má. Thế nhưng, nhìn hàng trăm gương mặt chiến sĩ trở về, không có ai là Đàm Phước Minh. Hôm đó, xen lẫn niềm vui, hò reo của nhiều gia đình đón được người thân trở về là hình ảnh má Ba lặng lẽ ngồi khóc một mình. “Khi mọi người về hết, má vẫn ngồi lại rất lâu. Bởi má luôn hy vọng giấy báo tử người ta làm nhầm và chiến tranh kết thúc, con má sẽ về. Nhưng rồi hôm đó, tim má như vỡ vụn vì má biết con má hy sinh thật rồi”, má Ba chia sẻ.
Sau đó, liệt sĩ Đàm Phước Minh được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng ba và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất. Có con trai duy nhất đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, ngày 24.4.1995, má Đàm Thị Bé Ba được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng khi mới 43 tuổi. Năm 2018, má Ba được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba.
Cộng tác viên “3 màu áo”
Sau khi người con trai duy nhất hy sinh, vợ chồng má Ba vẫn sớm hôm buôn bán rau củ tại chợ Sa Đéc, đủ trang trải chi phí sinh hoạt gia đình. Thời gian ngắn sau khi được phong tặng danh hiệu Mẹ VN anh hùng, má Ba không còn bán rau tại chợ mà về nhà mua bán nhỏ.
Chăm lo đời sống người có công ngày càng tốt đẹp hơn
Truy điệu 149 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam
Sáng 25.7, phát biểu tại buổi gặp mặt gần 300 đại biểu mẹ Việt Nam anh hùng toàn quốc năm 2020 được tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2020), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đây là dịp thể hiện những tình cảm chân thành, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, đồng bào chiến sĩ cả nước đối với các mẹ anh hùng. Thủ tướng đặc biệt yêu cầu tuyệt đối không để các mẹ phải sống cô đơn, thiếu thốn, ốm đau không người chăm sóc hằng ngày.
Thủ tướng khẳng định đến nay, 97% số người thuộc gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú. Thế nhưng các cấp, ngành vẫn phải tiếp tục chăm lo đời sống người có công ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn; tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin, nhanh chóng giải quyết hồ sơ tồn đọng... Bởi lẽ hiện cả nước còn nhiều thương binh, bệnh binh vẫn bị những vết thương giày vò, nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính, vẫn còn những trường hợp chưa được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi, nhiều gia đình có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ gặp khó khăn trong cuộc sống...
Cùng ngày, tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 Tân Biên, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức lễ viếng, truy điệu và an táng 149 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia.
Lê Hiệp - Giang Phương
Thế nhưng, một biến cố khác lại đến. Đất đai, nhà cửa đang ở bị sạt lở xuống sông Tiền, phải di dời khẩn cấp. Để giúp cho gia đình má có chỗ ở ổn định, UBND TX.Sa Đéc (nay là TP.Sa Đéc) xét cấp cho má một thửa đất diện tích gần 200 m2 để dựng lại nhà. Để có thêm thu nhập, vợ chồng má Ba che tạm túp lều trước nhà bán quán nước giải khát. Khi tạm đủ sống, cuối năm 1995, má Ba xung phong làm cộng tác viên “3 màu áo” tại địa phương để phụ trách đi vận động người dân thực hiện chính cách về dân số kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc, bảo vệ trẻ em và dinh dưỡng. Ngoài ra, má Ba còn tích cực tham gia sinh hoạt, rồi làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khóm 2, P.4 (TP.Sa Đéc). Công việc vất vả, không có chế độ hỗ trợ, nhưng với tâm huyết của bản thân, hằng năm má Ba đều được nhận giấy khen của phường và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.Sa Đéc.
Má Ba tâm tình: “Trước đây, tham gia vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách khó khăn, không có chế độ, đôi khi còn bị nặng lời nhưng má cũng mặc kệ vì cái chung của quê hương. Từ năm 2010, do chân hay đau nhức nên má không còn tham gia như trước nữa”.
Ấm lòng vì được quan tâm
Má Ba cho biết, mỗi năm gần tới ngày 27.7 là nỗi nhớ con trai lại ùa về da diết. Năm 2006, chồng mất đột ngột sau một cơn bệnh nặng nên má không còn ai bên cạnh. Song, nhờ có sự quan tâm thăm hỏi, động viên của các cấp lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nên má được an ủi phần nào.
Cùng với việc cấp đất cho má Ba cất nhà ở ổn định sau khi căn nhà cũ bị sạt lở, UBND TP.Sa Đéc đã xây cho má căn nhà tình nghĩa. Đến năm 2017, địa phương cũng đã tiến hành sửa chữa căn nhà này khang trang với tổng chi phí gần 70 triệu đồng. Ngoài ra, để cuộc sống của má Ba đỡ vất vả, từ năm 2014 đến nay, Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã nhận phụng dưỡng má với chi phí hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng.
Má Ba bày tỏ: “Được sự quan tâm của chính quyền các cấp má cảm thấy ấm lòng. Cuộc sống của má có được như hôm nay cũng do địa phương quan tâm các chế độ. Má bệnh thì có Ban Chăm sóc cán bộ tỉnh chăm sóc y tế; hằng tháng thì có chế độ hỗ trợ cho Mẹ Việt Nam anh hùng là được rồi. Năm nay, mong muốn lớn nhất của má là tìm được hài cốt con trai ở Campuchia để đưa về quê nhà hương khói”.
Theo Trần Ngọc (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.