Lưu ý khi chơi pickleball để tránh chấn thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Pickleball là môn thể thao đang ngày càng phổ biến. Sau đây là một số chấn thương thường gặp khi chơi pickleball và cách phòng tránh.

NGUYÊN NHÂN

Các chấn thương thường gặp: viêm gân; ở khuỷu tay, vai và cổ tay hay gặp viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay; bong gân ở cổ chân và cổ tay; căng cơ, đặc biệt ở vùng cột sống thắt lưng, vùng kheo và bắp chân là vùng thường bị căng.

Khớp gối và háng cũng dễ bị ảnh hưởng trong quá trình chơi pickleball do các chuyển động đột ngột. Ngoài ra, gãy xương mặc dù rất ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra do ngã.

Nguyên nhân chấn thương là do khởi động không kỹ, khi cơ thể chưa sẵn sàng cho hoạt động cường độ cao. Kỹ thuật không đúng cũng là một nguyên nhân dẫn đến chấn thương, nhưng chưa được nhiều người chơi quan tâm. Thực tế, các động tác sai trong quá trình chơi pickleball có thể gây áp lực lên các khớp và cơ.

Trang thiết bị không phù hợp cũng là nguyên nhân của chấn thương. Ví dụ như giày không đúng hoặc sân chơi không bằng phẳng. Ngoài ra, chơi quá sức, không nghỉ ngơi đủ giữa các trận đấu cũng dễ gây chấn thương.

Pickleball ra đời năm 1965 tại Mỹ, hiện là môn thể thao rất phổ biến tại VN. ẢNH: ĐỘC LẬP
Pickleball ra đời năm 1965 tại Mỹ, hiện là môn thể thao rất phổ biến tại VN. ẢNH: ĐỘC LẬP

PHÒNG TRÁNH

Khởi động kỹ: Nên dành ít nhất 15 - 20 phút để khởi động toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các khớp và cơ sẽ tham gia vào quá trình chơi pickleball.

Chơi đúng kỹ thuật: Học và tuân thủ đúng kỹ thuật chơi pickleball để tránh các động tác sai gây chấn thương.

Chọn trang thiết bị phù hợp: Giày thể thao chuyên dụng và vợt phù hợp sẽ giúp bảo vệ cơ thể.

Sử dụng dụng cụ bảo hộ: Đeo băng bảo vệ cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân nếu cần thiết.

Tập luyện thường xuyên: Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt của cơ thể để giảm nguy cơ chấn thương.

Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể đủ nước trong suốt quá trình chơi để tránh mất nước và giảm nguy cơ chuột rút.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sau mỗi buổi chơi.

Nếu gặp phải chấn thương, hãy ngừng chơi. Không nên cố gắng chơi tiếp khi bị đau, vì điều này có thể làm tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị chấn thương, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Chấn thương khi chơi pickleball là điều có thể phòng tránh. Bằng cách khởi động kỹ, tập trung vào kỹ thuật và lắng nghe cơ thể, bạn có thể chơi môn thể thao này một cách an toàn.

TS-BS Hoàng Trung Dũng
(Trung tâm cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai)

(Dẫn nguồn TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.