Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật về hành vi hút thuốc gây cháy rừng sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- * Bạn đọc L.M.D. (huyện Chư Prông) hỏi: Bạn tôi là chủ rừng sản xuất. Nếu bạn tôi hút thuốc trong rừng mà gây cháy rừng thì có bị xử lý hành chính hay xử lý hình sự hay không?
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Luật sư Bùi Thanh Vũ-Trưởng Văn phòng Luật sư Vinh Phú kiêm Trưởng Chi nhánh Gia Lai-trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định số 07/2022/NĐ-CP về các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng sản xuất; kèm theo đó là quy định tại Điều 19 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013, hành vi hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy có thể bị xử phạt như sau:

- Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Đồng thời, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

Như vậy, căn cứ vào diện tích rừng sản xuất bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng sản xuất (hút thuốc trong rừng không đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng) để áp dụng mức xử phạt phù hợp với từng mức độ khác nhau.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội hủy hoại rừng như sau:

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tùy thuộc vào diện tích rừng bị hủy hoại hoặc thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra:

...

Mức hình phạt cao nhất đối với cá nhân phạm tội hút thuốc trong rừng sản xuất mà gây cháy (hủy hoại rừng) có thể lên đến 15 năm tù. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này, mức hình phạt cao nhất là bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null