Lúa Kim Cương 111 được nông dân săn đón

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Kim Cương 111 là giống lúa thuần do Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam chọn tạo vừa được trồng thử nghiệm tại Thanh Hóa. Với năng suất vượt trội, miễn nhiễm nhiều loại sâu bệnh, giống này được bà con nông dân Thanh Hóa yêu thích, lùng mua.



Người trồng thích thú

Vụ chiêm Xuân 2017, giống lúa thuần Kim Cương 111 đã được trồng thử nghiệm tại cánh đồng lớn tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa,  sản xuất tập trung theo quy trình, kỹ thuật mà Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) đưa ra.

 

Các đại biểu tham quan mô hình giống lúa Kim Cương 111 tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Các đại biểu tham quan mô hình giống lúa Kim Cương 111 tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.


Qua mô hình, giống lúa Kim Cương 111 cho năng suất cao, đạt 70-75 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 85-90 tạ/ha, gieo cấy ổn định cả 2 vụ xuân và vụ mùa. Ngoài ra, giống có khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt, ít bị sâu hại, dễ làm, dễ chăm sóc, chất lượng gạo tốt, cơm mềm dẻo… thích hợp với đồng đất Thanh Hóa.

Phấn khởi nhờ trước mùa vụ bội thu, nông dân Nguyễn Thị Hà (thôn Thành Giang, xã Thiệu Thành) cho biết: “Vụ này, gia đình tôi trồng 1,5 ha giống lúa Kim Cương 111, từ đầu vụ tôi chỉ làm cỏ sục bùn kết hợp khi bón thúc phân và điều tiết nước để cây lúa sinh trưởng, không cần phun thuốc trừ sâu. Tôi bất ngờ khi thu hoạch giống này cho năng suất hơn 4,2 tạ/sào mà mất ít chi phí chăm sóc như vậy”.

 

Mô hình thử nghiệm giống lúa Kim Cương 111 phát triển tốt, cho năng suất cao.
Mô hình thử nghiệm giống lúa Kim Cương 111 phát triển tốt, cho năng suất cao.


“Không chỉ có năng suất vượt cao, giống Kim Cương 111 có ưu điểm bản lá hẹp, đứng lá, đẻ nhánh khỏe, cứng cây. Đây là vụ đầu tiên tôi trồng giống này, vụ tới tôi tiếp tục trồng thử, nếu cho năng suất cao, gia đình tôi sẽ chuyển hẳn sang trồng giống lúa này 2 vụ/năm”-chị Hà chia sẻ.

Ông Nguyễn Lệnh Thái-Trưởng Trạm khuyến nông huyện Thiệu Hóa nhận xét, sau khi đưa giống lúa thuần Kim Cương 111 trồng khảo nghiệm, trạm ghi nhận thời gian sinh trưởng vụ xuân 125 ngày, vụ mùa 110 ngày, ngắn hơn giống đối chứng Q5 từ 5-7 ngày. Giống này chịu rét khá, đẻ nhánh khỏe, số nhánh hữu hiệu hơn 9 nhánh, tập trung; bộ lá gọn, màu xanh sáng, cứng cây, bông to, nhiều hạt, hạt gạo đẹp và chất lượng cơm ngon.

 

Ruộng lúa Kim Cương 111 xanh tốt, trĩu bông.
Ruộng lúa Kim Cương 111 xanh tốt, trĩu bông.


Dự báo sẽ chiếm thị phần lớn

Ông Thái cũng cho hay, giống lúa Kim Cương 111 là giống ít bị sâu hại, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn, đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, khô vằn, đốm nâu, sâu đục thân, cuốn lá, rầy nâu (điểm 0-1); Đặc biệt, vụ xuân năm nay bệnh đạo ôn xuất hiện sớm hơn mọi năm, từ giai đoạn làm đòng đến khi chín, hầu hết các giống lúa đều bị nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá rất nặng, rầy nâu cục bộ nhưng giống Kim Cương 111 chỉ bị nhiễm nhẹ. Đây là giống được đánh giá cao, dễ làm, có đặc tính nông sinh học phù hợp với khả năng, tập quán, thâm canh, canh tác của nông dân trong huyện.

 

Giống Kim Cương 111 là giống dễ làm, đẻ nhánh khỏe, có 275 bông/m2, 139 hạt chắc/bông, tỷ lệ lép 11,5%, năng suất cao hơn giống đối chứng gần 2 tạ/sào.

Theo ông Mai Khắc Nhuận-Giám đốc HTX Thiệu Thành thì giống Kim Cương 111 cho năng suất vượt trội 80-85 tạ/ha. Ngoài ưu điểm là ngắn ngày, Kim Cương 111 có ưu điểm nữa là chất lượng gạo tốt, hạt dài, trong, cơm mềm dẻo, vị thơm đậm. Qua quá trình phân tích về năng suất cũng như giá thành thì hiệu quả kinh tế khi cấy giống Kim Cương 111 cho lãi hơn 7 triệu/ha so với giống đối chứng Q5.

Ông Nguyễn Văn Tám-Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cũng chung đánh giá: Giống lúa Kim Cương 111 có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 125-130 ngày, vụ mùa 105-110 ngày, cấy được 2 vụ/năm. Điểm nổi bật là năng suất giống cao tới 75-80 tạ/ha, thâm canh tốt có khả năng đạt 90 tạ/ha. Hạt gạo dài, trong, cơm mềm dẻo. Giống lúa này có khả năng chịu rét tốt, thích ứng rộng, chống chịu bệnh đạo ôn và bạc lá tốt.

“Với những ưu điểm trên, đây là giống rất được nông dân chờ đợi. Nếu Kim Cương 111 sớm được công nhận sẽ chiếm thị phần lớn trên đồng đất Thiệu Hóa”-ông Tám nhận định.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.