Long lanh nỗi nhớ hoa làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hồi nhỏ, đám mục đồng làng tôi ghét cay ghét đắng một vài loài hoa. Nghĩ cũng oan thật. Hoa là hiện thân của cái đẹp, mà cũng bị phân loại sang hèn rồi phân biệt đối xử…

Hoa mắc cỡ là loài hoa duy nhất ở quê biết cử động và phản ứng như người - Ảnh: Nguyễn Thị Diệu Hiền
Hoa mắc cỡ là loài hoa duy nhất ở quê biết cử động và phản ứng như người - Ảnh: Nguyễn Thị Diệu Hiền


Nhất là những đám hoa mắc cỡ. Chúng thuộc phận “cỏ nội hoa hèn”, dù người viết không đời nào nghĩ thế.

Bọn trẻ gọi chúng bằng cái tên rất dân dã: hoa giả đò. Có lẽ tên này cũng ra đời tự thuở xưa rất xưa khi người ta “gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”, rồi gánh cả tên hoa. Tùy từng vùng miền mà tên gọi có khác nhau. Giả đò là giả bộ, giả vờ. Là bởi loài cây này rất biết… diễn. Khi chạm tay hoặc băng chân ngang vạt hoa, thể nào các bạn í cũng vội vàng khép lá, còn gai thì đâm tua tủa. Để tự vệ? Để làm duyên? Có lẽ là cả hai. Trẻ thơ rất ghét cái động thái mang tính giả vờ ấy. Vì một lát sau, nếu không bị phá, lá sẽ lại từ từ xòe ra với những phiến li ti mọc đối. Như thể lá phượng thu nhỏ thật nhỏ. Thực chẳng có gì đáng yêu.

Song, nếu chỉ vì thế mà không yêu được một loài hoa thì cũng chưa thật xác đáng. Đám mục đồng chỉ muốn tìm những nơi thật nhiều cỏ ngon cỏ ngọt cho những con vật lành là trâu, là bò háu ăn; con nào con nấy bụng to như cái thùng phuy. Mà giả đò thì thật vô dụng. Chúng thật chả có vai trò gì hết, ngoài việc nở hoa. Và giăng bẫy gai cào rách chân bọn trẻ. Không bực mình mới lạ. Thế là, bọn trẻ tàn sát giả đò không thương tiếc. Bờ ruộng, đám đất, chỗ nào có giả đò mọc, là khó lòng sống sót. Đó cũng là kiểu lập công với ba mẹ vì góp phần làm sạch đất sạch vườn.


 

 Hoa giả đò, mắc cỡ hay xấu hổ còn mang thêm một cái tên thật kiêu sa là trinh nữ, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình buồn... - Ảnh: Nguyễn Thị Diệu Hiền
Hoa giả đò, mắc cỡ hay xấu hổ còn mang thêm một cái tên thật kiêu sa là trinh nữ, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình buồn... - Ảnh: Nguyễn Thị Diệu Hiền



Trong một nhạc phẩm, Trịnh Công Sơn viết “đời vẽ tôi tên mục đồng”. Lời hát ấy hình như có phần dành tắm tưới quãng đời thơ của đứa trẻ nhà quê như tôi. Rồi từng ngày từng ngày qua, lòng yêu làng lớn dần lên thành máu thịt. Những non dại thuở xưa, nghĩ về chỉ để thương, để nhớ. Bây giờ, tôi lại liên tưởng thú vị, hoa giả đò chính là hình ảnh cô thôn nữ dịu dàng, gai góc mà e ấp, có duyên và rất biết cách làm duyên. Là loài hoa duy nhất ở quê biết cử động và phản ứng như người. Cái duyên quê chân chất mà khiến lòng người dễ đắm say. Còn nữa, hoa này có khả năng nở bốn mùa, bất chấp nắng rát hay mưa dầm kiểu miền Trung. Mà nở là rộ cả vạt. Xanh hồng miên man. Mỗi hoa là một viên bi hồng lung linh. Hay là xinh xinh như đôi mắt thỏ? Dù nắng mưa, dù cỗi cằn, vẫn kiên cường sống và khoe sắc. Vậy nên nó thật là đáng yêu.

Hoa giả đò, mắc cỡ hay xấu hổ còn mang thêm một cái tên thật kiêu sa là trinh nữ, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình buồn và gợi cảm hứng cho người nghệ sĩ: “Nâng nhẹ một cây, lá xếp trong tay lá ngủ thật mê say, ngỡ đôi mi dày khép đêm trăng đầy cài then cung ái…” (Hoa trinh nữ - Trần Thiện Thanh). Ngộ thế đó, loài hoa bé nhỏ, tưởng chừng như dễ bị quên lãng nhưng lại đong đầy xúc cảm trong một giai điệu bolero ngọt ngào. Tôi càng yêu loài hoa nhỏ bé mà long lanh cả một miền ký ức.

Tôi về làng, thích nhất là đi bộ dọc mấy con đường quanh queo đầy hoa cỏ. Quờ tay vào đám hoa giả đò, tôi nghe tim mình rộn ràng nhịp đập tuổi thơ. Từng vạt từng vạt hoa cứ lấp lánh hồng như tiếng reo vui, như niềm kiêu hãnh. Tôi yêu ngôi làng mình từ lá khoai đến ngọn cỏ. Mỗi hình ảnh làng đều in dấu ấn cuộc đời tôi. Xa làng, nhớ đã đành. Về làng, lạ, cũng nhớ. Tôi chợt thấy tôi trong từng khoảnh khắc đã qua, bởi thời gian bềnh bồng mang từng mùa hoa đến rồi đi mãi. Tôi phải lòng loài hoa chuyên chở mình về miền thương nhớ. Tôi phải lòng nét duyên quê từ điệu hồn bình dị, mong manh.

Dẫu sao, con người ích kỷ trong tôi vẫn cứ ngỡ rằng sự sống, vẻ đẹp và triết lý sống của loài hoa dại này chỉ thuộc về làng quê. Nó là phần không thể thiếu của miền đất trung du. Viết đến đây, tôi chợt nhớ tới những câu hát “vì có mặt trời soi nên mây chiều là ráng đỏ, vì suối reo vách đá nên suối là dòng thác trên cao” (Trần Long Ẩn). Mặt trời và mây chiều cần nhau; dòng suối và vách đá cần nhau để tôn thêm vẻ đẹp và ý nghĩa của sự tồn tại. Nơi đất cằn sỏi đá cần có hoa mắc cỡ đơm hương bốn mùa để sự sống bất tận sinh sôi. Như ngôi làng Lộc Yên quê tôi.


 

 


Theo Nguyễn Thị Diệu Hiền (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.