Lợi ích của trà ô long

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoài nước, trà là loại nước được tiêu thụ nhiều hơn bất kỳ loại thức uống nào khác trên thế giới. Có bốn loại trà chính là đen, xanh, trắng, và ô long. Trà ô long chỉ chiếm 2% lượng tiêu thụ trà trên toàn thế giới.

Tốt cho tim

 

 

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã nghiên cứu mối quan hệ giữa uống trà ô long và cholesterol, vì mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Họ phát hiện ra rằng những người đã từng uống trà ô long trong thời gian dài có mức cholesterol, triglyceride và cholesterol LDL thấp hơn.

Trong một nghiên cứu khác, đàn ông và phụ nữ Nhật Bản đã được nghiên cứu về tác động của việc tiêu thụ cà phê, trà xanh, trà đen và trà ô long về nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người đàn ông uống 1 hoặc nhiều chén trà ô long mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.

Giảm cân

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con vật được uống chiết xuất trà ô long trong khi ăn một chế độ ăn nhiều chất béo, có hàm lượng đường cao, nhưng có ít chất béo bụng hơn những con chuột cùng chế độ ăn không nhận được chiết xuất trà ô long.

Chiết xuất trà xanh và chiết xuất trà đen cũng dẫn đến ít chất béo bụng hơn. Những con chuột nhận được chiết xuất trà xanh cũng tiêu thụ ít calo hơn.

Một nghiên cứu ở những người trưởng thành thừa cân và béo phì cho thấy ảnh hưởng của việc uống trà ô long với cân nặng. Những người tham gia nghiên cứu uống 300 ml trà ô long bốn lần mỗi ngày. Sau 6 tuần, hơn một nửa số người tham gia đã mất hơn 1 kg.

Ung thư

Các nhà nghiên cứu ở Đài Loan đã kiểm tra mối liên quan giữa uống trà và nguy cơ ung thư đầu, cổ và họng.

Mỗi tách trà ô long mỗi ngày tương đương với thấp hơn 4% nguy cơ ung thư đầu, cổ và họng, nhưng kết quả không đáng kể. Mỗi chén trà xanh được tiêu thụ mỗi ngày sẽ làm giảm 6% nguy cơ ung thư cổ và họng.

Một nghiên cứu khác ở phụ nữ Trung Quốc cho thấy uống trà xanh, đen hoặc ô long có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

Tuy nhiên, theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, hiện vẫn chưa có nghiên cứu để khẳng định chắc chắn rằng uống trà làm giảm nguy cơ ung thư.

Bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu đã cho thấy uống 3 hay nhiều chén trà mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ bị tiểu đường loại 2 thấp hơn.

Sức khỏe răng miệng

Fluoride là một nguyên tố thường được thêm vào nước uống, kem đánh răng, và nước súc miệng để giúp ngăn ngừa sâu răng.

Trà lá tự nhiên có chứa florua, do đó nếu uống trà ô long có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Uống quá nhiều florua có thể có hại, nhưng uống ít hơn 1 lít trà ô long mỗi ngày thì an toàn cho hầu hết người lớn.

Ngọc Lam/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.