Loại bỏ kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 21-4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo "An toàn thực phẩm và giải pháp thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, năm 2018, Việt Nam sẽ loại bỏ kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, đây là chủ trương của Chính phủ trong việc kiểm soát, hạn chế sử dụng kháng sinh, tiến tới sẽ không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Hiện nay, kháng sinh dùng trong chăn nuôi có 3 mục đích, kích thích sinh trưởng, vấn đề này Chính phủ đã chỉ đạo phải loại bỏ trong năm 2017, tiến tới có các sản phẩm chăn nuôi tốt hơn, an toàn hơn.

Đối với việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh thì Chính phủ cũng yêu cầu chỉ sử dụng cho gia súc non (lợn dưới 25kg và gia cầm dưới 21 ngày. Và đến năm 2020, cũng dừng việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh này.

Cuối cùng là dùng kháng sinh trong điều trị nhưng phải có kê đơn của bác sĩ thú y, tránh sử dụng kháng sinh ngoài luồng, vượt mức độ cho phép.

Ông Dương cũng nhấn mạnh, nếu không thực hiện đúng lộ trình sẽ gây ra tình trạng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm và kháng kháng sinh trong điều trị đối với vật nuôi lẫn con người (sử dụng thực phẩm chăn nuôi); đồng thời kháng thuốc đối với các vi sinh vật trong vật nuôi.

"Tuy nhiên, ngành chăn nuôi không thể không phát triển, vấn đề là dùng như nào cho đúng quy trình? Giải pháp nào để thay thế kháng sinh? Vấn đề này các nước châu Âu hay như Trung Quốc đã áp dụng. Tại Việt Nam cũng đã có những đề tài nghiên cứu, tìm ra giải pháp về công nghệ chăn nuôi, sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, vi sinh để thay thế các loại kháng sinh và hoá dược" - ông Dương cho hay.

Thực tế, hiện nay quản lý việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi để kích thích sinh trưởng vẫn gặp nhiều khó khăn, bởi đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tự ý mua kháng sinh về sử dụng, khó kiểm soát.

Vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, kháng sinh mà doanh nghiệp nhập về làm thuốc thì đã được Bộ quản lý và không được bán các đơn hàng nhỏ lẻ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhập nguyên liệu kháng sinh về làm thuốc thú y thì phải có phương án sử dụng và chỉ bán ra ngoài các sản phẩm thuốc, chứ không được bán nguyên liệu.

Đây là giải pháp ngăn chặn được tình trạng nguời chăn nuôi tự ý mua kháng sinh về sử dụng với mục đích kích thích tăng trưởng.

Ngoài ra, tại Thông tư 06/2016/TT-BNNPTNT cũng quy định rõ 43 loại kháng sinh được dùng, nay giới hạn chỉ còn 15 loại, và đến hết năm 2017 sẽ không được phép sử dụng nữa.

Đồng thời, Thông tư này cũng quy định, không quá 20% hàm lượng kháng sinh trong chế phẩm, tránh tình trạng nhập nguyên liệu kháng sinh đậm đặc 100%; trong sản phẩm không quá 2 loại kháng sinh, tránh tương tác giữa các loại kháng sinh trong khi sử dụng... Đó là những giải pháp để kiểm soát kháng sinh hay nguyên liệu kháng sinh nhập khẩu.

Ông Chu Đình Khu, Trưởng phòng quản lý Thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi) cho biết, thông qua hội thảo này, doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam sẽ có cơ hội giao lưu, học hỏi công nghệ từ những tập đoàn lớn của thế giới, từ đó có chính sách đầu tư phát triển sản phẩm phù hợp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã và đang xây dựng cơ chế, tiêu chuẩn trong sản xuất thức ăn chăn nuôi để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp dần thay thế kháng sinh trong chăn nuôi bằng các sản phẩm sinh học, an toàn và bền vững hơn.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với những phương pháp sinh học thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi tiên tiến của các tập đoàn tới từ Hoa Kỳ để tìm kiếm giải pháp kinh tế bền vững hơn cho doanh nghiệp.

Đồng thời, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam bắt kịp xu thế ứng dụng công nghệ hiện đại của thế giới.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.