Liệu pháp 'cù lét' có thể giúp chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà nghiên cứu cho biết liệu pháp “gây nhột" thúc đẩy sức khỏe tổng thể và có khả năng làm chậm một số ảnh hưởng của lão hóa, theo Health 24.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật gây choáng váng, chóng mặt, muốn ngất xỉu- Ảnh Shutterstock
Rối loạn hệ thần kinh thực vật gây choáng váng, chóng mặt, muốn ngất xỉu- Ảnh Shutterstock
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Sinh lý học, cho biết “cù lét” kích thích dây thần kinh phế vị, có thể giúp khôi phục hoạt động khỏe mạnh của cơ thể.
Kích thích dây thần kinh phế vị
Một cái "cù lét" nhỏ - bằng điện - vào tai có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể. Và các nhà nghiên cứu Anh tuyên bố điều này có thể thúc đẩy sức khỏe tổng thể và có khả năng làm chậm một số tác động của lão hóa, theo Health 24.
Liệu pháp “cù lét” gây nhột được gọi là kích thích dây thần kinh phế vị qua da.
Quy trình này gồm việc kẹp các kẹp có gắn các điện cực trên vành tai. Một dòng điện nhỏ được truyền qua các kẹp này để tác động đến dây thần kinh phế vị.
Hệ thần kinh thực vật của con người gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Hai hệ thần kinh này bình thường sẽ cân bằng lẫn nhau.
Dây thần kinh phế vị là dây thần kinh đối giao cảm lớn nhất của cơ thể, nó truyền các tín hiệu từ não tới các cơ quan chủ chốt.
Hệ thần kinh thực vật chịu sự chi phối của những bộ phận thần kinh hoạt động một cách tự động, hoàn toàn nằm ngoài ý thức của con người, như huyết áp, nhiệt độ và nhịp tim.
Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa 2 hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng kích thích dây thần kinh phế vị qua da có thể giúp khôi phục sự cân bằng giữa hai hệ thần kinh này, theo Health 24.
Tạo sự cân bằng
Tiến sĩ Susan Deuchars, từ Đại học Leeds ở Anh và nhóm nghiên cứu đã tiến hành 3 thử nghiệm. Hai nghiên cứu đầu tiên chỉ kích thích dây thần kinh phế vị qua da một lần. Nghiên cứu thứ ba thực hiện kích thích dây thần kinh phế vị qua da 15 phút mỗi ngày, kéo dài trong hai tuần.
Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều ở độ tuổi 55 trở lên. Không ai có bất kỳ bằng chứng nào về bệnh tim.
Nghiên cứu đầu tiên có 14 tình nguyện viên. Nghiên cứu thứ hai gồm tổng cộng 51 người.
Thử nghiệm thứ ba có 29 tình nguyện viên.
Tiến sĩ Susan Deuchars cho biết kết quả: Chỉ hai tuần kích thích dây thần kinh phế vị qua da hằng ngày đã giúp cân bằng lại mức độ hoạt động trong hai nhánh giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh thực vật, theo Health 24.
Hai nhánh này thường hoạt động cân bằng giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Khi già đi và khi mắc một số căn bệnh, sự cân bằng này sẽ mất đi và nhánh thần kinh giao cảm chiếm ưu thế hơn nhánh thần kinh đối giao cảm, làm cho hệ thần kinh thực vật mất cân bằng, gây bất lợi cho sức khỏe.
Việc kích thích dây thần kinh phế vị qua da hằng ngày có thể khôi phục hoạt động cân bằng của hệ thần kinh thực vật nhằm đảm bảo các chức năng cơ thể hoạt động khỏe mạnh, tiến sĩ Susan Deuchars nói.
Kết quả cho thấy liệu pháp này đã cải thiện tình trạng tinh thần và giấc ngủ. Nó cũng có vai trò điều trị bệnh tim, huyết áp cao, bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường loại 2.
Khi bị rối loạn hệ thần kinh thực vật, người bệnh sẽ có những triệu chứng: Hồi hộp, nhịp tim nhanh; khó thở, hụt hơi; đau nhói hoặc đau thắt ngực, nóng và rát ở vùng ngực, chóng mặt, choáng váng, muốn ngất xỉu, cơ thể lả đi do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột; tê cứng và ngứa ran ở vùng xung quanh miệng; tay chân run và đổ mồ hôi do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức; mệt mỏi; mất ngủ.
Khi bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ luôn hoang mang, sợ hãi và dễ bị trầm cảm, càng gây rối loạn nhịp tim trầm trọng hơn.
Hiện tại, tiến sĩ Deuchars đã lên kế hoạch cho nghiên cứu sâu hơn. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành trên nhiều người hơn và thử nghiệm sử dụng thiết bị trong thời gian dài hơn.
Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.