Lê Tùng Vân đóng cửa Tịnh thất Bồng Lai, từ chối nhận kết quả giám định ADN

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An tống đạt kết quả giám định ADN đối với Lê Tùng Vân nhưng bị cáo này đóng cửa Tịnh thất Bồng Lai, từ chối nhận kết quả.
Ngày 28-10, tin từ Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An cho biết, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (C09) đã có kết luận giám định ADN đối với 28 người ngụ nơi tự xưng là Tịnh thất Bồng Lai (tức căn nhà của bị cáo Cao Thị Cúc, số 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa, Long An) theo quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An.

Bị cáo Lê Tùng Vân đóng cửa Tịnh thất Bồng Lai, không nhận kết quả giám định ADN. Ảnh: Bắc Bình
Bị cáo Lê Tùng Vân đóng cửa Tịnh thất Bồng Lai, không nhận kết quả giám định ADN. Ảnh: Bắc Bình
Kết quả giám định ADN này đã được tống đạt đến cho 28 người bị trưng cầu giám định theo quy định pháp luật, trong đó có 6 người đã bị TAND H.Đức Hòa tuyên phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, bị cáo Lê Tùng Vân đã đóng cửa Tịnh thất Bồng Lai, không hợp tác với cơ quan chức năng.
“Ngày 13-10, đại diện Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đã đến nơi ở hiện nay của bị cáo Lê Tùng Vân là hộ Cao Thị Cúc để tống đạt kết quả giám định ADN liên quan đến bị cáo Vân. Tuy nhiên, tất cả những người trong ngôi nhà này đã đóng cửa không hợp tác tiếp nhận”, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết.

Các bị cáo trong phiên xét xử vụ án Tịnh thất Bồng Lai. Ảnh: Bắc Bình
Các bị cáo trong phiên xét xử vụ án Tịnh thất Bồng Lai. Ảnh: Bắc Bình
Cơ quan tố tụng tỉnh Long An đã mời đại diện chính quyền xã Hòa Khánh Tây đến phát loa vận động sự hợp tác của Lê Tùng Vân nhưng không hiệu quả. Cơ quan chức năng phải lập biên biên bản về vụ việc theo quy định pháp luật.
Về kết quả giám định ADN cụ thể của C09, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An không công bố công khai trên các phương tiện thông đại chúng là thể hiện tính ưu việt, nhân đạo, tôn trọng quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng của pháp luật Việt Nam.
Kết quả giám định ADN của C09, Bộ Công an là một căn cứ rất quan trọng để ngành chức năng tỉnh Long An tiến hành các giai đoạn tố tụng tiếp theo trong quá trình xử lý tin báo tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và loạn luân đối với nhóm người tại Tịnh thất Bồng Lai do bị cáo Lê Tùng Vân cầm đầu.
Vụ lợi dụng quyền tự do dân chủ tại Tịnh thất Bồng Lai
Theo bản án sơ thẩm của TAND H.Đức Hòa tuyên ngày 21.7, Lê Tùng Vân và 5 bị cáo khác cùng ngụ Tịnh thất Bồng Lai đều phạm tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Cụ thể, bị cáo Lê Tùng Vân (90 tuổi) bị tuyên phạt 5 năm tù; các bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (30 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) cùng lãnh mức án 4 năm tù; Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng tù; Cao Thị Cúc (62 tuổi) 3 năm tù.
Vụ án này có một bị can khác đã bị khởi tố là Lê Thu Vân (nguyên quán TP.Cần Thơ, thường trú Tịnh thất Bồng Lai). Tuy nhiên, đến nay Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An chưa kết thúc điều tra đề nghị truy tố đối với bị can này.
Sau khi có án sơ thẩm, bị cáo Lê Tùng Vân được tại ngoại ở Tịnh thất Bồng Lai, thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để tiếp tục phục vụ công tác điều tra. Cả 6 bị cáo bị tuyên án sơ thẩm đều có đơn kháng cáo.
TAND tỉnh Long An đang chuẩn bị đưa ra xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của Lê Tùng Vân và 5 bị cáo còn lại trong Tịnh thất Bồng Lai.
Theo Bắc Bình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.