Lấy ý kiến về quy định nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các ban quản lý rừng phòng hộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 3632/SNNPTNT-TCCB đề nghị các đơn vị có liên quan cho ý kiến về tờ trình dự thảo các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH).

Theo tờ trình dự thảo các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các BQLRPH thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, các BQLRPH là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng trên phạm vi diện tích được giao theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

so-nong-nghiep-va-ptnt-to-chuc-lay-y-kien-ve-cac-quy-dinh-nhiem-vu-co-cau-to-chuc-cac-ban-quan-ly-rung-phong-ho-711-3131-3594.jpg
Sở Nông nghiệp và PTNT lấy ý kiến các đơn vị có liên quan về tờ trình dự thảo các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các ban quản lý rừng phòng hộ. Ảnh: Hà Duy

Quyền và nghĩa vụ của các BQLRPH thực hiện theo quy định tại Điều 76 của Luật Lâm nghiệp năm 2017, đồng thời, BQLRPH có quyền khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật Lâm nghiệp năm 2017; được cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Về cơ cấu tổ chức, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất đổi tên gọi trưởng ban và phó trưởng ban thành giám đốc và phó giám đốc; tổ chức 2 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm phòng nghiệp vụ 1 (hành chính-tổng hợp, kế hoạch và kỹ thuật) và phòng nghiệp vụ 2 (quản lý bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng).

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh cho chủ trương xây dựng dự thảo các quyết định và bãi bỏ các quyết định trước đây của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các BQLRPH, đồng thời với việc bãi bỏ các quyết định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 28-2-2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của HĐND, UBND tỉnh Gia Lai trong kỳ 2019-2023.

Nội dung Dự thảo các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các ban quản lý rừng phòng hộ thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai: Xem tại đây

Có thể bạn quan tâm

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 45,6%

(GLO)- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 3-2025, Việt Nam xuất khẩu 20.244 tấn hồ tiêu, trị giá 141,6 triệu USD (tăng 41,3% về lượng và tăng 45,6% về trị giá so với tháng 2-2025).