Làng trồng phong lan rừng chơi chơi mà thu tiền thật, vườn lan trông như củi khô mà giá nửa tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ nhạy bén gắn sản xuất, kinh doanh với trồng phong lan rừng để thưởng ngoạn mà nhiều nông dân xã Bách Thuận (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nếu các loại hoa hồng, hoa cúc được coi là bình dị, dân dã thì hoa phong lan được coi là hoa “quý tộc”.

Nhiều loại lan rừng quý hiếm, có giá trị cao, vì vậy người chơi phong lan thường khá tốn tiền cho thú chơi tao nhã này.

Ngược lại, nhờ nhạy bén gắn sản xuất, kinh doanh với trồng hoa phong lan để thưởng ngoạn mà nhiều nông dân xã Bách Thuận (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


 

Vườn lan rừng của gia đình anh Nguyễn Như Sơn (thôn Trung Hòa, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có nhiều loài phong lan quý, giá trị cao.
Vườn lan rừng của gia đình anh Nguyễn Như Sơn (thôn Trung Hòa, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có nhiều loài phong lan quý, giá trị cao.


Vườn lan rừng của gia đình anh Nguyễn Như Sơn ở thôn Trung Hòa ngày giáp tết, ngoài những giò lan đai châu đang độ nở bông, còn lại đều “ngủ im” chưa vào mùa.

Nhìn những cây lan rừng không khác gì những cành củi khô, vậy nhưng anh Sơn bảo vườn lan rừng rộng 120m2 này trị giá hơn nửa tỷ đồng. Nhiều giò lan rừng quý trị giá hàng triệu đồng, thậm chí như hoa lan phi điệp đột biến chỉ một nhánh nhỏ cũng có giá vài triệu đồng.

Anh Sơn chia sẻ, hơn 10 năm trước anh là người có vườn hoa phong lan đầu tiên ở xã Bách Thuận. Trước kia anh chỉ nhập lan rừng ở khắp nơi về để kinh doanh, cung cấp cho người chơi lan.

Nhưng càng chăm lan rừng anh càng đam mê với thú chơi tao nhã này. Sau đó, ngoài kinh doanh lan giống, anh còn nhận ghép lan rừng vào giá thể cho khách và xây dựng 1 nhà lưới để ươm phong lan.

Tuy vườn lan của gia đình anh chỉ rộng 120m2 nhưng thiết kế giá treo nhiều tầng nên chứa được gần 1.000 giò lan rừng các loại.

Có lẽ đã quá gắn bó và hiểu cây hoa lan nên dù nhiều người thấy cây lan rừng khó chăm nhưng anh Sơn cho rằng lan không khó ươm và chăm sóc.

Điều quan trọng là người trồng lan rừng phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ. Cây lan rừng phụ thuộc vào tiểu khí hậu vườn nuôi và là cây ưa ẩm nên dưới mặt đất anh Sơn trồng kín cây hoa lan ý (còn gọi là hoa bạch môn) nhằm giúp vườn râm mát, giữ ẩm và hút khí độc trong không khí, bên trên anh treo lan rừng.

Mùa hanh khô anh phải thường xuyên phun nước cho lan rừng. Để phòng bệnh cho cây hoa lan rừng, anh mày mò thử nghiệm và tìm ra các cách phòng, điều trị một số bệnh nấm mốc, thối thân ở lan rất hiệu quả và an toàn.

Đó là anh phun tưới 2 lần/tuần bằng nước vôi trong; xay gừng tươi ngâm nước phun cho vườn lan rừng. Nhờ cách làm này, vườn lan rừng nhà anh Sơn không phải sử dụng thuốc hóa học mà cây hoa phong lan vẫn phát triển khỏe, an toàn, thậm chí anh còn chủ động cho hoa lan nở sớm hay muộn hơn 1 - 2 tháng so với chu kỳ thông thường của cây.

Để đáp ứng nhu cầu chơi hoa phong lan rừng cao cấp của nhiều khách sành chơi, anh Sơn mua những thân gỗ lũa to, ghép các loại hoa lan quý như hoa lan đai châu, hiện nhiều khách đã trả 50 triệu đồng/cặp gỗ lũa ghép lan nhưng anh Sơn vẫn muốn chăm cho thật đẹp mới bán.

Hiện vườn rừng của gia đình anh có đủ các loại hoa lan, trong đó có nhiều loại hoa lan quý như hoa lan tam bảo sắc, hoa lan phi điệp, hoa lan đai châu, hoa lan hạc vỹ thiên cung, hoa lan chân rồng, thảo kèn, kiều...

Cùng với kinh doanh lan rừng giống, ghép lan thuê cho khách và trồng khoảng 1 vạn khóm lan ý, mỗi năm gia đình anh Sơn có thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

Xuất phát điểm ban đầu là thú chơi tao nhã, nhờ nhạy bén, năng động, giờ đây anh Sơn đã trở thành ông chủ trẻ thành công.

Đặc biệt, anh không giấu nghề trồng lan rừng, kinh doanh lan rừng mà còn động viên, hướng dẫn kinh nghiệm cho nhiều bạn bè, anh em ở trong và ngoài xã Bách Thuận, đến nay có gần 10 vườn lan khác đã hình thành và cho thu nhập khá.

Nếu anh Sơn chơi toàn bộ hoa lan rừng thì vườn lan của gia đình ông Hoàng Văn Thiều ở thôn Bách Tính lại chủ yếu là các loại lan được ươm giống từ nhà kính của các trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội chuyển về như lan hồ điệp, denro, đai châu Thái, trầm, điệp, vũ nữ...

So với lan rừng, giống lan nhà kính (lan công nghiệp) này khó chăm sóc hơn nhưng lại có ưu thế là đa dạng về màu sắc, bông hoa lan to hơn.

Ông Thiều cho biết: Mỗi loại lan có một đặc tính khác nhau, ví dụ có loại ưa nắng 90% nhưng có loại chỉ ưa nắng 70% nên treo lan cao thấp như thế nào cũng cần có sự tính toán của người chăm; hoặc có loại ưa nước có loại lại cần “cắt nước” vào thời điểm nào để hoa nở đúng mùa...

Ở tuổi gần 60 mới bắt đầu chơi lan, ban đầu ông Thiều cũng gặp khó khi chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho cây. Nhưng với lòng yêu lan, chịu khó tìm tòi, thậm chí không ngại học hỏi cả những người bạn trẻ tuổi hơn mình như anh Sơn, đến nay, ông Thiều đã nắm khá vững kỹ thuật chăm sóc các loại lan rừng và lan công nghiệp. Mỗi năm gia đình ông xuất bán ra thị trường hàng trăm giò lan, thu về hàng trăm triệu đồng, giúp nâng cao đời sống.

Ông Nguyễn Kim Sáu, Phó Chủ UBND xã Bách Thuận cho biết: Lợi thế của người dân làng vườn Bách Thuận là có kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại hoa, cây cảnh rất tốt, lại thêm tính năng động, sáng tạo nên nhiều hộ đã mạnh dạn du nhập nghề trồng hoa lan về địa phương.

Chơi hoa lan là thú chơi tao nhã, ngày càng có nhiều người ưa chuộng, vì vậy thị trường tiêu thụ hoa lan rất rộng mở. Cái khó nhất của các hộ phát triển vườn lan là điều kiện thời tiết miền Bắc khá thất thường hay có mưa, bão vì thế thường gây thiệt hại lớn cho người trồng.

Tuy nhiên, có thể hạn chế thiệt hại bằng cách chủ động thu dọn, cất hoa lan ở chỗ an toàn tạm thời. Ngoài ra, người trồng hoa lan mới tự tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc lan chứ chưa tổ chức tập huấn kỹ thuật cho bà con.

 


Mặc dù nhiều khó khăn nhưng hiện xã Bách Thuận đã có hơn 10 vườn lan, tiêu biểu như vườn lan của gia đình anh Sơn, ông Thiều... Mỗi vườn lan cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho các gia đình, mỗi giò phong lan khoe sắc còn minh chứng cho đôi bàn tay khéo léo của người làng vườn và tô điểm làm đẹp khắp mọi miền quê.

https://danviet.vn/thai-binh-lang-trong-phong-lan-choi-choi-ma-thu-tien-that-vuon-lan-rung-trong-nhu-cui-kho-ma-gia-nua-ty-dong-20210228003408234.htm

 

Theo QUỲNH LƯU (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.