Lặng lẽ mưu sinh tối 30 Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 30 Tết, trong khi người người hối hả trở về nhà để sớm được đoàn viên bên gia đình, người thân, cùng chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ thì đâu đó trên các tuyến đường của TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vẫn còn những mảnh đời tất tả mưu sinh.

Ngồi nghỉ bên vệ đường, bà Nguyễn Thị Hồng Loan (tổ 8, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) kiểm đếm lại những tấm vé số trên tay.

Bà nở nụ cười nhẹ, vì trong ngày đã bán được 290 tờ vé số, nhiều gấp đôi so với ngày hôm trước. Đó cũng là lý do mà suốt 19 năm bán vé số, bà Loan rất ít khi nghỉ bán vào ngày Tết. “Bình thường tôi chỉ bán được 120-130 tờ, ngày cận Tết và trong Tết thì nhiều hơn. Vậy nên mấy năm nay, Tết nào tôi cũng tranh thủ đi bán để kiếm thêm thu nhập”.

Bà Loan cùng xấp vé số trên tay. Ảnh: P.D

Bà Loan cùng xấp vé số trên tay. Ảnh: P.D

Thay vì chỉ lấy 200-300 tờ vé số thì từ ngày 28 Tết, bà lấy tăng lên 600-700 tờ. Sáng sớm, bà rời khỏi nhà đi bán. Buổi trưa, tranh thủ lúc thưa vắng khách, bà về nhà ăn cơm, thăm hỏi người thân và chiều lại đi bán. “Cũng muốn được nghỉ ngơi, đi chơi chỗ này, chỗ kia nhưng bán được nhiều hơn nên cũng ham, chịu khó mấy ngày Tết chứ qua đến tháng 2 thì ế lắm. Có ngày chỉ bán được 20 vé thôi!”-bà Loan chia sẻ thêm.

Ngồi một góc ngay đường Lê Lai (trước Ngân hàng Quân đội), chị Kpăh Lai (làng Ngó, phường Trà Bá, TP. Pleiku) cùng em gái rao những tiếng rất nhỏ: “Mua rau, mua cà chua đi anh chị ơi”. Tiếng rao hòa cùng với tiếng xe cộ ngược xuôi khiến người dừng lại mua rất ít. Nhìn đống rau, củ vẫn còn khá nhiều, chị Lai nhìn qua em gái rồi cả hai nén tiếng thở dài. Hai chị em chị Lai bán rau củ ở khu vực gần bến xe Đức Long Gia Lai. Ngày thường, cả hai chị em chỉ bán rau hành, ngò và đậu cove nhà trồng. Cận Tết, 2 chị em mua thêm các loại rau, củ: cà rốt, cà chua, khổ qua, rau xà lách và rau thơm để bán, kiếm thêm thu nhập.

Chị Lai (áo xanh) ngồi nán lại muộn hơn để cố bán cho hết số rau, củ. Ảnh: P.D

Chị Lai (áo xanh) ngồi nán lại muộn hơn để cố bán cho hết số rau, củ. Ảnh: P.D

“Năm nào mình cũng bán Tết. Từ ngày 27 Tết, mỗi ngày mình mua thêm các loại rau, củ, mỗi loại 10kg mà chợ Tết năm nay ế quá. Đến 5 giờ chiều mà rau, củ vẫn còn nhiều nên hai chị em chở lên đây ngồi bán. Ráng ngồi khuya một chút, biết đâu có người đi chợ muộn, chứ ngày mai ít người đi chợ, rồi rau xà lách, rau thơm, cà chua cũng không để lại được”-chị Lai thở dài.

Chọn khoảng trống ngay phía trước quán cà phê Sê San cũ (đối diện Bưu điện tỉnh), chị Nguyễn Tâm Nhi (trọ tại đường Mạc Đăng Dung, tổ 4, phường Hội Phú) bày la liệt những con heo đất đủ kích cỡ, màu sắc và giá tiền. Có con chỉ vài chục ngàn đồng song cũng có con lên đến 850 ngàn đồng và cao nhất là 1,4 triệu đồng. Từ tỉnh Bình Định, vợ chồng chị lên Gia Lai thuê nhà. Chồng chị chạy xe Grap, còn chị mưu sinh bằng công việc bán heo đất. Ngoại trừ ngày mưa, còn lại chị đều có mặt tại điểm bán mỗi buổi chiều. Riêng các ngày cận Tết, chị bán từ 7 giờ sáng hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau. “Ngày thường chỉ bán 1-2 con. Từ chiều 29 Tết đến nay, ngày nào cũng được vài chục con. Mặt hàng dễ bể nên lúc nào cũng nhắc khách phải nhẹ tay. Có người không hiểu lại bảo mình khó chịu. Khổ nỗi, lời không bao nhiêu nhưng chỉ cần bể hoặc nứt một con là coi như cả ngày không có đồng lời nào”-chị Nhi bộc bạch.

Nhiều gia đình tranh thủ dẫn con đi mua heo đất trước Tết. Ảnh: P.D

Nhiều gia đình tranh thủ dẫn con đi mua heo đất trước Tết. Ảnh: P.D

Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nên suốt 5 năm qua, gia đình chị chưa 1 lần về quê đón Tết. “Năm đầu tiên cũng thấy chạnh lòng nhưng rồi cũng phải dần quen. Bố mẹ hai bên cũng hiểu và cảm thông nên không trách móc. Thậm chí, ông bà còn gói gém đồ đạc gửi xe lên cho con cháu nên Tết đến gia đình cũng không phải mua sắm thêm gì”-chị Nhi nói.

... Mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện, một lý do để phải lặng lẽ mưu sinh những ngày cuối năm. Hy vọng mùa xuân mới sẽ đem đến cho họ thật nhiều niềm tin, hy vọng cũng như cuộc sống ngày càng đủ đầy hơn.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.