Làng Điếu Ngư trên dòng Sê San

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 24 hộ dân quê ở các tỉnh Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, An Giang, Cà Mau… không hẹn mà gặp, cùng đến khu vực sông Sê San-ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum lập thành một làng chài lưới. Dân ở đây quen gọi là làng Điếu Ngư.

Mưu sinh xứ người

 

Nhọc nhằn mưu sinh trên dòng Sê San. Ảnh: N.T
Nhọc nhằn mưu sinh trên dòng Sê San. Ảnh: N.T

Làng Điếu Ngư nằm trên một đảo nhỏ giữa dòng Sê San. Làng có 24 nóc nhà, gọi là nhà chứ thực chất là lều. Mỗi lều rộng khoảng 10-20 m2, mái lợp và xung quanh thưng tạm bợ bằng bạt, tôn hoặc tranh. Đáy lều được ghép bằng thân cây lồ ô. Vì là lều nổi trên mặt nước nên hễ nước sông dâng, lều lại nổi theo.

Ông Nguyễn Văn Triều (41 tuổi, quê ở Tri Tôn, An Giang) cho biết, làng chài này được hình thành từ năm 2009. Tiếng đồn về dòng Sê San có nhiều loại cá như: lăng, anh vũ, mè dinh, rô phi… đã khiến nhiều người tìm đến mưu sinh. Làng có 24 hộ thì có đến 14 hộ đến từ An Giang, Long An, Cà Mau… Số còn lại có gốc miền Bắc và miền Trung. “Ban đầu chỉ có một vài hộ ở đây. Họ dựng lều ở 2 bên bờ sông Sê San thuộc xã Ia O (huyện Ia Grai) và xã Ia Tơi (huyện Ia HDrai, Kon Tum). Sau này, số hộ dân tăng lên. Tất cả các hộ dân ở làng đều nghèo lắm, thiếu thốn đủ thứ”-anh Triều kể.

Là một trong những người đến đây đầu tiên, ông Trần Tằm cho biết: Nhà tôi có 6 miệng ăn nên quanh năm thiếu đói. Nghe nói dòng Sê San nhiều cá, tôi và vợ đành bỏ mặc 4 đứa con ở quê để lên đây. Đến Tết, vợ chồng mới thay nhau về quê đón Tết với con. “Bình quân mỗi ngày kiếm được khoảng 200 ngàn đồng, dù không nhiều nhưng đỡ hơn ở quê nhiều. Trước đây, tôi thường bắt được cá to, có con 30-40 kg, bán được nhiều tiền lắm. Bây giờ, cá ít dần, họa hoằn lắm mới bắt được cá to. Có những hôm kéo lưới lên chỉ đủ tiền mua mớ rau ngoài chợ”-ông Tằm chia sẻ.

Hoạt động đánh bắt cá ở làng chài thường diễn ra vào cuối buổi chiều cho đến sáng hôm sau. Khi ánh nắng cuối ngày sắp lẩn khuất giữa đại ngàn, dân làng chài bơi thuyền thả lưới, khoảng 2-3 tiếng lại đi thăm lưới. Những mẻ lưới được kéo lên khi mặt trời dần sáng tỏ mặt người. Lúc này, những người thu mua cá ở xã Ia O, Ia Tơi có mặt. Cảnh mua bán cá diễn ra ngay trên thuyền. Cá theo thuyền về chợ và người dân làng chài lại sửa soạn đồ nghề đánh cá cho ngày tiếp theo.

Hy vọng ở tương lai

 

 Trẻ em làng chài đã được đến trường. Ảnh: N.T
Trẻ em làng chài đã được đến trường. Ảnh: N.T

Từ làng chài ra trung tâm xã Ia Tơi khoảng 15 km nhưng đường khó đi. Xã mới thành lập nên còn nhiều khó khăn. Xã Ia O thường được người dân làng chài lựa chọn làm nơi trao đổi hàng hóa. Bởi lẽ, nơi đây buôn bán sầm uất hơn. Từ làng chài, xuôi thuyền 15 phút sẽ đến bờ sông Sê San địa phận xã Ia O, đi bộ thêm chút nữa là đến trung tâm xã. Người dân làng chài ít rời khỏi làng, họ chỉ ra ngoài khi cần mua nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày. Ở làng chài này, chuyện một người đi chợ và mua giùm cho nhiều người là thường xuyên. Làng chài cũng chưa có điện lưới.

Với người dân làng chài, mùa mưa lũ là thời điểm làm ăn. Cá, tôm, cua… theo nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Nhưng mùa mưa lũ cũng là thời điểm khó khăn. “Vào mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về, lều nổi không đủ sức chống chọi với mưa gió, người và đồ đạc thường xuyên bị ướt. Chúng tôi phải đưa con cái lên bờ gửi, người làng cắt cử nhau tiếp tế đồ ăn, hết mưa lũ đến đón về”-chị Hà Thị Bé kể.

Ở làng chài này, chuyện học của trẻ em cũng gian truân. Ngày trước, dân làng cứ theo con nước đầy vơi mà khi thì ở bờ này, mai bờ khác. Và cũng vì dân ở làng đều ở tứ xứ về đây, không được đăng ký tạm trú nên chẳng biết cho con cái đi học nơi đâu. Phân nửa trẻ em ở làng học đánh cá thay cho việc học văn hóa. Cha mẹ xuôi thuyền đi đánh cá chở luôn con cái theo con nước bấp bênh, “con chữ” xa tít ở đẩu đâu. Cách đây 4 năm, Huỳnh Văn Từng dắt díu vợ con từ Long An lên đây kiếm sống. Thời gian đầu, vợ chồng thay phiên chèo thuyền chở con đi học ở xã Ia O. Sau này, hai cô con gái đều nghỉ học phụ giúp cha mẹ việc nhà.

 

 

Trước nguy cơ trẻ em làng chài mù chữ, chính quyền các cấp 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã vận động để cho trẻ em được đến trường. 9/14 trẻ em ở làng đang theo học tại xã Ia Tơi. Làng giữa sông, mỗi lần trẻ em đi học, dân trong làng cắt cử nhau chèo thuyền chở đến bờ sông. Ở bờ sông, có một người chờ sẵn chạy xe máy chở các em đến trường khi trẻ tan lớp, họ lại thay phiên đón về.

Bây giờ, làng chài không chỉ có hoạt động đánh bắt cá tự nhiên, người dân cũng đã bắt đầu thả nuôi cá lồng bè với mong muốn có nguồn thu nhập ổn định hơn. Niềm vui với người dân làng chài đã được nhân lên, bởi mới đây chính quyền huyện Ia HDrai (Kon Tum) đã tiếp nhận và cấp giấy tạm trú cho 24 hộ dân. “Chúng tôi tham mưu cho huyện cấp giấy tạm trú cho người dân làng chài và thời gian tới sẽ rà soát cấp hộ khẩu, cấp đất di dân lên bờ để người dân hưởng các chế độ chính sách”-ông Chế Hồng Quyền-Chủ tịch UBND xã Ia Tơi (huyện Ia HDrai, tỉnh Kon Tum) cho biết.

Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.