HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH LẦN THỨ 14 (2024 - 2025):

Lan tỏa tinh thần đổi mới, khẳng định giá trị ứng dụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ 14 (2024 - 2025) đã để lại nhiều ấn tượng rõ nét, cho thấy vai trò quan trọng của khoa học kỹ thuật trong đời sống và sản xuất. Hội thi không chỉ khơi dậy tinh thần nghiên cứu, đổi mới trong cộng đồng, mà còn thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tư nhân với các giải pháp có tính ứng dụng cao trong đời sống và sản xuất. 

Nhiều điểm mới, lan tỏa rộng rãi

Khác với các hội thi trước, năm nay, số lượng đơn vị thuộc khu vực kinh tế tư nhân tham gia tăng mạnh, cho thấy sự dịch chuyển tích cực trong nhận thức và hành động của khối DN về vai trò của đổi mới sáng tạo. Theo bà Huỳnh Thị Thanh Thủy - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Bình Định, Trưởng ban tổ chức hội thi, trong số 5 DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân tham gia hội thi, có 8 giải pháp đoạt giải, chiếm gần 25% tổng số giải thưởng. Đáng chú ý, 2 DN lần đầu tham dự là Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Tường Minh - TMA Bình Định và Công ty CP Công nghiệp Kamado đều đoạt giải nhất.

“Chúng tôi đánh giá cao tính sáng tạo, tính ứng dụng và hiệu quả của các giải pháp đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trực tiếp của DN, là tín hiệu tích cực của địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4.5.2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất phát triển kinh tế đất nước”, bà Thủy cho biết.

Trong tổng số 56 giải pháp dự thi ở 6 lĩnh vực chính, nhóm giải pháp ở lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên - môi trường và GD&ĐT cũng tăng đáng kể. Thành phần tác giả tham gia hội thi cũng đa dạng hơn, gồm các nhà khoa học, kỹ sư, giáo viên, học sinh, người lao động trực tiếp... Hội thi lần này nhận khá nhiều giải pháp ở lĩnh vực công nghệ thông tin về ứng dụng phần mềm, trí tuệ nhân tạo (AI). Các đơn vị có nhiều giải pháp tham gia Hội thi là BVĐK tỉnh (11 giải pháp), Công ty Điện lực Bình Định (6 giải pháp), Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (6 giải pháp), Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn (5 giải pháp), Trung tâm Khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo (Sở KH&CN, 3 giải pháp)… Ngoài ra, đối tượng là học sinh phổ thông tham gia nhiều hơn các kỳ thi trước.

Giải pháp gờ giảm tốc được làm từ chất lỏng phi Newton của cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền (Trường THPT Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) đoạt giải nhì. Ảnh: T.LỢI

Giải pháp gờ giảm tốc được làm từ chất lỏng phi Newton của cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền  (Trường THPT Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) đoạt giải nhì. Ảnh: T.LỢI

Giàu tính ứng dụng

Theo quyết định công nhận kết quả do UBND tỉnh ban hành ngày 27.5, Hội thi năm nay có 33 giải pháp xuất sắc được trao giải, gồm 6 giải nhất, 6 giải nhì, 5 giải ba và 16 giải khuyến khích. Các giải pháp đạt giải thể hiện tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng thực tiễn cao, góp phần phục vụ đời sống, sản xuất, an sinh và phát triển bền vững.

Có thể kể đến một số giải pháp tiêu biểu đoạt giải cao như: Hệ thống giám sát và dự báo thông minh tình trạng bầu trời phục vụ thiên văn (Đài Thiên văn Quy Nhơn); tái sử dụng bột đá thải làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát (Công ty CP Công nghiệp Kamado); ứng dụng AI nhận diện và cảnh báo sâu bệnh trên cây trồng (Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Tường Minh - TMA Bình Định); Nghiên cứu định vị có dẫn đường kết hợp tiêu sợi huyết trong phẫu thuật xuất huyết não tự phát (BVĐK tỉnh); chế tạo hộp dụng cụ “2 in 1” phục vụ dạy học (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn)…

Ở giải pháp “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận diện và cảnh báo sâu bệnh hại trên cây trồng”, kỹ sư Trần Hoàn Anh Nguyên và cộng sự sử dụng AI để phân tích hình ảnh, dữ liệu nông nghiệp nhằm cảnh báo sớm sâu bệnh, giúp nông dân phản ứng kịp thời, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật và hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường.

Kỹ sư Trần Hoàn Anh Nguyên chia sẻ: “Hệ thống được tích hợp sâu với quy trình nghiệp vụ của ngành bảo vệ thực vật, giao diện dễ sử dụng và có khả năng học liên tục từ dữ liệu mới. Chúng tôi kỳ vọng giải pháp này sẽ sớm được triển khai rộng rãi tại các địa phương”.

Giải pháp “Gờ giảm tốc được làm từ chất lỏng phi Newton” của cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền (Trường THPT Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) được đánh giá cao, khi dùng chất lỏng phi Newton để tạo ra loại gờ giảm tốc thông minh, cho phép các xe chạy chậm lướt qua như mặt phẳng, nhưng lại khiến xe phóng nhanh chịu những cú xóc tương tự loại gờ truyền thống. Sản phẩm phù hợp lắp đặt trước cổng trường học, giúp tăng ATGT mà vẫn đảm bảo thoải mái cho người sử dụng.

Trong lĩnh vực năng lượng, Công ty Điện lực Bình Định đoạt giải nhì với giải pháp chủ động ngăn ngừa, phòng chống trộm cắp điện của khách hàng sử dụng điện 1 pha, áp dụng từ năm 2019. Ông Thái Minh Châu, Giám đốc Công ty, bày tỏ: “Việc lắp camera giám sát và aptomat chống giật vừa giảm tổn thất điện năng, vừa nâng cao hiệu quả quản lý. Đây là mô hình có thể nhân rộng trong toàn quốc”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Bình Định, Trưởng ban giám khảo hội thi, nhìn nhận: “Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ 14 đã có tính lan tỏa, động viên khích lệ tích cực tinh thần nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của cán bộ, người lao động trong nhiều lĩnh vực hoạt động nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong  thực tiễn sản xuất và đời sống”.

TRỌNG LỢI

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế “Từ Mê Kông đến Đại dương: Kết nối thế hệ trẻ của các Trường trung học thuộc khối Label France Education” tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) sáng 30.6, 70 học sinh đến từ các trường THPT khối Label France Education thuộc 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam có cơ hội giao lưu trực tiếp với GS Duncan Haldane

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

(BĐ) - Chiều 29.6, GS Duncan Handale (ĐH Princeton, Mỹ), người từng đoạt Giải Nobel Vật lý năm 2016, đã có mặt tại Bình Định để dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử - sự kiện do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp với Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

(BĐ) - Ngày 29.6, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, TP Quy Nhơn) phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khai mạc Hội nghị quốc tế Từ Mê Kông đến đại dương - kết nối thế hệ trẻ của các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation.
null