Lần đầu tiên nội soi cứu thanh niên gãy cột sống cổ phức tạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cứu nam thanh niên 25 tuổi bị gãy cột sống cổ phức tạp do tai nạn giao thông.

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai ngày 15-1 cho biết bệnh nhân nam 25 tuổi (ở Thái Bình) bị gãy cột sống cổ phức tạp do tai nạn giao thông được chuyển đến từ tuyến dưới.

Khai thác bệnh sử, nam thanh niên này tự ngã xe máy, cắm đầu xuống nền cứng, dẫn đến tình trạng đau cổ dữ dội.

Nam thanh niên bị gãy cột sống cổ phức tạp do tai nạn giao thông
Nam thanh niên bị gãy cột sống cổ phức tạp do tai nạn giao thông

Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Trung, Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống, cho biết sau khi thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị gãy mỏm nha - một cấu trúc quan trọng trong vận động cột sống cổ. Đây là chấn thương nguy hiểm, dễ dẫn đến di lệch, không liền xương và có nguy cơ cao gây liệt tủy, để lại di chứng nặng nề.

"Với phương pháp điều trị bảo tồn, không phẫu thuật, thường có tỉ lệ thất bại lên đến 85%; Còn với kỹ thuật mổ mở sẽ phải đối diện với những tổn thương rộng, vết mổ lớn ở vùng cổ và thời gian hồi phục lâu hơn. Do đó, thay vì áp dụng phương pháp mổ mở truyền thống, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi vít trực tiếp vào mỏm nha qua đường mổ phía trước cột sống cổ của bệnh nhân. Đây là lần đầu tiên việc phẫu thuật nội soi như vậy được thực hiện"- bác sĩ Trung nói.

Chỉ một ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã có thể ngồi dậy, đi lại và ăn uống bình thường mà không cảm thấy khó chịu hay hạn chế vận động ở cổ.

Đặc biệt, vết mổ nội soi ở cổ chỉ khoảng 1 cm gần như không để lại dấu vết. Người bệnh cũng không hề cảm thấy khó chịu, như không có đinh vít ở trong cổ. Mọi cử động, xoay cổ, đều như trước tai nạn.

Phẫu thuật nội soi thành công đối với ca bệnh gãy cột sống cổ phức tạp
Phẫu thuật nội soi thành công đối với ca bệnh gãy cột sống cổ phức tạp

Theo PGS-TS Hoàng Gia Du, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống, Bệnh viện Bạch Mai, đây là ca phẫu thuật nội soi vít trực tiếp mỏm nha đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

Phẫu thuật nội soi không chỉ khắc phục những hạn chế này mà còn duy trì khả năng vận động xoay của cổ, đặc biệt phù hợp với người bệnh trẻ tuổi.

"Phẫu thuật nội soi vít trực tiếp mỏm nha là một bước tiến lớn, mang lại hiệu quả cao với tỉ lệ thành công từ 90-95%. Kỹ thuật này không chỉ là thành tựu của đội ngũ y tế mà còn mở ra cơ hội điều trị an toàn, tiên tiến cho nhiều người bệnh Việt Nam" - PGS Du đánh giá.

Theo N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.