Làm giàu từ nuôi vịt Super

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tận dụng hồ nước tự nhiên, ông Đỗ Mạnh Tú (thôn 6, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) đầu tư nuôi vịt thương phẩm với mức lợi nhuận 300 triệu đồng/năm.

Trước đây, ông Tú nuôi nhiều loại gia cầm khác nhau nhưng hiệu quả không cao. Một lần tình cờ gặp lại người bạn cũ quê Thạch Thất (Hà Nội) giới thiệu mô hình nuôi vịt giống Super thương phẩm, ông lặn lội tìm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Ông Đỗ Mạnh Tú bên đàn vịt của mình. Ảnh. Đinh Yến
Ông Đỗ Mạnh Tú  (thôn 6, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) bên đàn vịt của mình. Ảnh: Đinh Yến


Sau đó, ông Tú tận dụng 2 sào đất trống trong 5 sào giao khoán trồng cà phê của Công ty Cà phê 706 để làm trang trại nuôi vịt. Ông đầu tư hơn 200 triệu đồng làm chuồng trại và tận dụng hồ nước tự nhiên cạnh bên. Đầu tiên, ông mua 1.500 con giống về nuôi thử nghiệm. Do đã nắm bắt kỹ thuật, giống vịt Super phù hợp với khí hậu nên đàn vịt phát triển tốt. Thấy hiệu quả, ông Tú quyết định tăng đàn. Đến nay, sau hơn 2 năm, đàn vịt của ông Tú lên đến 4.000 con. Trung bình mỗi ngày, trang trại của ông xuất ra thị trường 100 con vịt thương phẩm với giá 85.000 đồng/con.

Để mô hình đạt hiệu quả cao, ông thuê 1 kỹ sư để chăm sóc, tư vấn trong chăn nuôi. Ông kể: “Cái duyên đưa tôi đến với nghiệp nuôi vịt thật ngẫu nhiên. Cuối năm 2019, khi đến nhà người bạn chơi, tôi thấy mô hình nuôi vịt thương phẩm tận dụng hồ nước tự nhiên rất hiệu quả. Sau khi được truyền đạt kinh nghiệm, tôi về Gia Lai chuẩn bị chuồng trại rồi nhờ bạn mua giống gửi vào nuôi thử nghiệm. Tôi nhận thấy nuôi vịt thương phẩm không khó, ít dịch bệnh, ít công chăm sóc. Thức ăn cho vịt chi phí không nhiều. Ngoài ra, tận dụng nguồn nước tự nhiên nên vịt có môi trường phát triển tốt, thịt cũng thơm ngon, được rất nhiều khách hàng ưa chuộng”.

Trong vòng 12 tháng, ông Tú xuất bán khoảng 5 lứa vịt thương phẩm, lãi 300 triệu đồng. Chia sẻ về kỹ thuật nuôi vịt thương phẩm, ông Tú cho hay, cần chú ý tiêm vắc xin phòng bệnh cho vịt đầy đủ. Ngoài ra, vịt cần ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ, chuồng trại đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát.

Bà Lê Thị Ánh Dương-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Păh-nhận xét: Thành công từ mô hình nuôi vịt thương phẩm của gia đình ông Tú đã góp phần mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện.

 

ĐINH YẾN
 

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.