Làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi gia súc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi. Phát huy lợi thế này, nhiều mô hình chăn nuôi được hình thành, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, nổi bật là mô hình chăn nuôi dê của anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Linh Nham và mô hình trang trại bò của anh Đặng Thanh Nghiêm ở thôn Hrak cho thu nhập mỗi năm hơn 500 triệu đồng. 
 
Mô hình chăn nuôi dê thương phẩm của gia đình anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Linh Nham, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang với 110 con theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn. 
 
Mỗi năm một con dê có thể sinh sản từ 1- 2 lứa, mỗi lứa được 2 con với giá thành hiện nay từ 130.000-160.000 đồng/kg thịt. 
 
Theo anh Quý, chăn nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và ổn định mà không quá vất vả do loài vật này có sức đề kháng cao, ít bị bệnh; thức ăn có thể tận dụng được các loại lá cây hái trong nương rẫy. Sau một năm nuôi dê, trừ các chi phí đầu tư còn dư gần 500 triệu đồng từ tiền bán dê. 
 
Mô hình chăn nuôi bò của gia đình anh Đặng Thanh Nghiêm có 120 con bò, trong đó có 40 bò cái sinh sản và 80 bò thịt. Anh Nghiêm cho biết bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư và khâu chăm sóc, gia đình anh thu lãi từ 500-600 triệu đồng từ mô hình chăn nuôi bò 
 
Khu vực chuồng nuôi nhốt được anh thiết kế với 2 dãy chuồng, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Đồng thời chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, tránh gây ô nhiễm môi trường và phòng chống dịch bệnh.
 
Ngoài các phế phẩm từ vỏ chanh dây, anh trồng thêm 1,5 ha cỏ voi để có thêm dinh dưỡng cho bò vỗ béo.
 
Theo Nguyễn Mạnh Điệp, quyền Chủ tịch UBND xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, việc phát triển chăn nuôi gia súc cho thu nhập cao, phù hợp với những nông hộ ít đất sản xuất, giải quyết việc làm, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp bà con vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. 
Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null