Làm đẹp bằng tiêm filler, nữ sinh viên bị hoại tử mũi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nữ sinh viên (19 tuổi, ngụ Q.2, TP.HCM) khai với bác sĩ cô được bạn bè giới thiệu một cơ sở thẩm mỹ ở một chung cư trên địa bàn Q.4 nên đã tìm đến đây để sửa mũi bằng cách bơm chất làm đầy.

Phần mũi bị hoại tử của bệnh nhân
Phần mũi bị hoại tử của bệnh nhân

Hậu quả là cô phải nhập viện Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM để điều trị biến chứng sau thẩm mỹ.

Theo lời nữ sinh viên, tại cơ sở thẩm mỹ này, cô được một nhân viên nam khoảng 20 tuổi chích khoảng 1,5ml chất làm đầy (filler) không rõ loại vào vùng mũi. Sau tiêm, nữ sinh không thấy có triệu chứng gì bất thường nên ra về.

Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, bệnh nhân cảm thấy tê đau nhức vùng mũi và da xung quanh mắt.


Sau đó, vùng này sưng đỏ rồi chuyển sang tím bầm. Lúc này, cô đã tìm đến cơ sở thẩm mỹ trên để phản ánh và được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương điều trị biến chứng.

Hôm nay (8/11), bác sĩ Võ Thị Tuyết Nhung, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân, cho biết qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng hoại tử vùng mũi sau khi tiêm chất làm đầy nâng mũi ngày thứ ba. Bệnh nhân được điều trị kháng viêm, kháng sinh, giảm đau.

Hiện tình trạng bệnh nhân tương đối ổn định, còn thâm tím nhẹ vùng mũi. Rất may trường hợp này chưa gây biến chứng về mắt.

Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM, cho biết bệnh viện thường xuyên tiếp nhận “sửa sai” cho các trường hợp làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép, bị biến chứng nặng nề. Mỗi tháng, bệnh viện đều tiếp nhận 1-2 ca bị biến chứng vì thẩm mỹ như vậy.

Riêng trong tuần vừa qua có 4 trường hợp bị biến chứng do làm đẹp như tiêm chất làm đầy, làm trắng da,...

Trong đó, có một trường hợp là người mẫu chuyên bán hàng trên mạng bị biến chứng do tiêm chất làm đầy vào mũi và một trường hợp tiêm silicon vào vùng mông.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo, người muốn làm đẹp thì nên tìm hiểu kỹ cơ sở có uy tín và phải biết chất được bơm vào cơ thể mình là chất gì, có được công nhận hay không để tránh các trường hợp đáng tiếc phải tìm đến bệnh viện cấp cứu.

Nguyên Mi (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.