Làm 1 vụ lớn: Người đàn ông kín tiếng soán ngôi tỷ phú Phương Thảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Doanh nghiệp của đại gia kín tiếng tiếp tục là tâm điểm trên thị trường với những thương vụ mua bán lịch sử. Dòng tiền khủng khiến ông trùm gốc Quảng Trị soán ngôi nữ tỷ phú số 1 Đông Nam Á.

CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục trở thành tâm điểm trên thị trường chứng khoán (TTCK) với dòng vốn ngoại dồn dập đổ vào. Trong phiên giao dịch 14/2, khối ngoại tiếp tục mua ròng khủng với phần lớn số tiền gần 1,5 ngàn tỷ đồng đổ vào cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan.

Cụ thể, khối ngoại bỏ ra tổng cộng 1,23 ngàn tỷ đồng mua 14 triệu cổ phiếu MSN thông qua thỏa thuận và 600 ngàn cổ phiếu MSN trên sàn.

Bên mua chưa được công bố nhưng việc các nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào doanh nghiệp của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang không phải là điều mới mẻ. Cổ phiếu Masan gần đây hút một lượng tiền rất lớn từ khối ngoại.

Hồi tháng 9/2018, SK Group của Hàn Quốc mua toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu quỹ mà Masan thông báo bán trước đó, với mức giá 100 ngàn đồng/cp (cao hơn thị giá 91 ngàn đồng hiện tại), tương đương tổng số tiền 470 triệu USD để nắm giữ 9,5% cổ phần có quyền biểu quyết của Masan.

Với kết quả kinh doanh 2018 ấn tượng cùng với sức cầu lớn từ khối ngoại, cổ phiếu MSN của ông Nguyễn Đăng Quan đã có 5 phiên tăng mạnh liên tiếp, từ mức 77.700 đồng/cp hồi cuối tháng 1 lên 86.000 đồng/cp như hiện nay.

Theo số liệu thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Quang đang giá tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), tương đương gần 22% cổ phần Masan, trị giá gần 22 ngàn tỷ đồng theo vốn hóa của Masan trên sàn.

Bên cạnh đó, vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 3,65% cổ phần MSN. Ông Quang cũng trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Techcombank (TCB), Coninco (CNN)…

Với cú bứt phá của giá cổ phiếu MSN và TCB gần đây, khối tài sản của ông Quang đã vượt xa ngưỡng 22 ngàn tỷ đồng và chính thức vượt qua nữ tỷ phú duy nhất Đông Nam Á: Nguyễn Thị Phương Thảo.


 

Vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang.
Vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang.



Trong năm 2018, ông Nguyễn Đăng Quang nổi lên mạnh mẽ. Bloomberg ghi nhận ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan Group là một trong hai tỷ phú USD mới của tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2018 với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD. Ông Quang vẫn chưa được Forbes xếp hạng nhưng có thể lọt danh sách này trong bảng công bố vào tháng 3 năm tới.

Ông Nguyễn Đăng Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân nhưng thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Ông được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương,...

Masan của ông Quang hiện nắm giữ mỏ quặng quý hiếm hàng đầu thế giới sau khi công ty con mua lại 49% để sở hữu 100% nhà máy chế biến hóa chất vonfram hàng đầu thế giới Núi Pháo - H.C.Starck

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều cổ phiếu chủ chốt tiếp tục bứt phá và giúp chỉ số VN-Index tăng điểm cho dù phần lớn các mã vừa và nhỏ chịu áp lực giảm. Các cổ phiếu tăng giá như: Vingroup, Vinamilk, Sabeco, Vinhomes…

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng hơn trong các dự báo.

Theo BVSC, thị trường có thể sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc, điều chỉnh kỹ thuật tại vùng kháng cự 950-960 điểm. Diễn biến của thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa rõ nét hơn theo từng dòng cổ phiếu, đồng thời áp lực bán chốt lời có thể sẽ gia tăng trong những phiên tới khi nhiều nhóm cổ phiếu đã có được mức tăng đáng kể trong khoảng thời gian ngắn.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục quá trình điều chỉnh tích lũy, các cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ luân phiên tăng điểm để chi phối đến diễn biến thị trường. Dòng tiền được dự báo sẽ tiếp tục luân phiên dịch chuyển vào các nhóm cổ phiếu chưa tăng nhiều hoặc đang điều chỉnh tích lũy để tìm kiếm lợi nhuận… Các nhịp rung lắc, điều chỉnh của thị trường vẫn được xem là cơ hội cho các hoạt động mua trading nâng tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn. Tỷ trọng tổng danh mục giai đoạn này nên được duy trì ở mức tối đa 60-70% cổ phiếu.

Theo Rồng Việt, xu hướng tăng vẫn đang tiếp diễn tuy nhiên đang có những dấu hiệu chững lại. Các chỉ số đều đang tiệm cận các ngưỡng cản mạnh. Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi giá. Việc giải ngân nên tiến hành trong các nhịp điều chỉnh.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/2, VN-Index tăng 7,09 điểm lên 952,34 điểm; HNX-Index giảm 0,38 điểm xuống 106,12 điểm. Upcom-Index giảm 0,41 điểm xuống 55,39 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 220 triệu đơn vị, trị giá 5,3 ngàn tỷ đồng.

H. Tú (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.