Lại nói về con đường thông ở Diên Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngẫu nhiên việc quy hoạch rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ đã tặng cho 2 đầu đường Trường Sa thuộc xã Diên Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) 2 khu rừng trồng rất đẹp. Nếu đoạn giáp đường Trường Chinh được cơ cấu trồng xen thông 3 lá, keo tai tượng, keo lá tràm thì đầu bên kia nối với đường Lê Thánh Tôn (đường Cao Bằng) gần như thuần loại thông 3 lá.
Tôi đã từng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thông này, một diện tích xanh hiếm hoi còn sót lại của TP. Pleiku với con đường nhựa vắt ngang là điểm nhấn. Cung đường với 2 đoạn cong dốc thoai thoải như tấm áo lụa làm nổi bật vẻ đẹp của khu rừng.
Tiếc thay, nhiều năm qua, đây cũng là nơi tập trung thải rác sinh hoạt của cư dân quanh đó. Khắc phục tình trạng này, khoảng thời gian nửa cuối năm 2020, 1 tấm biển cảnh báo với mức phạt không nhỏ được dựng lên ngay trên điểm thải rác tự phát, 1 chiếc camera quan sát cũng đã được lắp ráp cạnh đó. Tuy nhiên, qua theo dõi, xem chừng chưa thực sự hiệu quả; bởi rác vẫn cứ mặc nhiên bừa bãi suốt dọc tuyến và các ban ngành liên quan vẫn phải thường xuyên kiên trì dọn dẹp.
Con đường thông ở xã Diên Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Sơn
Con đường thông ở xã Diên Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyễn Sơn
Cũng cần nói thêm rằng, dịch vụ thu gom rác thải tại nhà ở khu vực này vẫn chưa được triển khai triệt để và thiếu những điểm gom được quy định cụ thể. Gia đình tôi khi mới về cư trú ở đây thường bỏ rác tại một điểm-đoạn gần ngã tư Hoàng Sa-Trường Sa. Điểm thu gom này được đánh dấu bằng 1 chiếc xe thô sơ chuyên dùng của Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị.
Nhưng rồi, chiếc xe này bỗng dưng... biến mất và thay vào đó là biển báo cấm đổ rác mà không hề có một hướng dẫn nào. Điều này đã gây bối rối cho những cư dân ở đây, trong đó có gia đình tôi. Có lẽ vì thế mà việc xả rác ở nơi này càng trở nên bừa bãi, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Trở lại với khu rừng thông Diên Phú, tôi muốn nhắc lại một đề nghị về sự đầu tư có tính toán để biến nơi này thành một lâm viên. Tôi tin chắc rằng, sự cuốn hút của địa điểm sẽ không thua kém con đường thông cổ thụ nổi tiếng ở xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh), giá trị sẽ tăng thêm rất nhiều nếu được đầu tư, kết hợp tổ chức kinh doanh hợp lý, hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ một cách hiệu quả.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

(GLO)- Ngày 12-4, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân phối hợp với Trường THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Văn Cừ, Trung tâm Ngoại ngữ Lanna-Popodoo Pleiku tổ chức chương trình ngoại khóa liên trường câu lạc bộ tiếng Anh năm học 2024-2025 dành cho học sinh khối 9.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.