Ký ức xe đạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã lâu rồi, tôi mới có dịp tự mình đạp xe chạy lòng vòng quanh những con đường gần nhà. Sau khi dạo một vòng quanh làng, tôi dừng lại ở một đoạn dốc, ngắm nhìn những cánh dã quỳ rung rinh vươn lên trong nắng mai, lắng nghe thanh âm ríu ran của bầy chim chào ngày mới. Không khí buổi sáng thật trong lành và dễ chịu. Xa xa, vài em nhỏ cũng đến trường bằng xe đạp. Khung cảnh như bức tranh tươi mới, thanh bình quá!
Ngày trước, nhà tôi có một chiếc xe đạp. Đó là chiếc xe đạp Thống Nhất cũ, do ông ngoại tặng ba mẹ trong ngày cưới. Đó là tài sản quý giá nhất của gia đình tôi ngày ấy. Sau mỗi lần đi đâu về, ba tôi đều lấy khăn lau chùi cẩn thận. Thi thoảng, ba lại sang nhà bác Tư sửa xe cuối ngõ xin nhớt thải về tra vào xích líp hay mỗi lần đi qua đoạn đường gồ ghề nhiều sỏi đá lởm chởm, ba xuống xe dắt bộ. Ba bảo: “Phải cẩn thận thì của mới bền!”.
Tôi rất thích được ba chở đi học nhưng ba lại bận nhiều việc. Vì thế, thi thoảng tôi lại giả vờ kêu mệt, đau đầu để được ba chở đến trường. Tôi ngồi phía sau ôm ba, thủ thỉ với ba đủ thứ chuyện và nhất là mỗi khi ngang qua đám bạn cùng xóm đang đi bộ đến lớp, tôi thấy hãnh diện vô cùng.
Những dịp lễ, Tết, cả gia đình tôi đi chơi, thăm ông bà nội ngoại trên chiếc xe đạp Thống Nhất ấy. Mẹ ngồi sau ôm em trai, tôi ngồi trước ghi đông. Ba tôi chở. Quê tôi đất cát, mỗi lúc lên dốc thì ba phải lấy hết sức để đạp. Nhưng khi tôi hỏi: “Ba ơi, nặng không để con xuống!” thì ba gạt đi: “Không nặng, con cứ ngồi yên thế, xuống cát nóng chân!”.
Tôi nhớ nhất là hôm đám cưới con nhà bác Tư, trong xóm có bao nhiêu xe đạp đều tập hợp lại cho gia đình bác mượn để làm “dàn xe” rước dâu. Chiếc xe đạp nhà tôi thành “xe hoa”, được trang trí, cột dán mấy chùm hoa phía trước và sau, con trai bác Tư chở cô dâu của mình đi từ đầu làng đến cuối làng rồi mới rẽ vào nhà mình. Tụi trẻ con chúng tôi vừa chạy theo vỗ tay vui mừng.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Lớn lên một chút, ba cho tôi tập xe đạp, tôi rủ thằng San hàng xóm tập chung. Nó chạy đằng sau giữ, còn tôi một tay cầm tay lái, một tay níu ghi đông, một chân chọi đất, một chân đạp cà nhắc nửa vòng một, vài lần như thế thì nhấc cả hai chân lên đạp, khi thấy tôi đạp được vài ba vòng, thằng San phía sau thả tay, đẩy mạnh. Sau vài lần chui vào đụn rơm, nằm xoài ra bãi cát cả người lẫn xe... thì tôi đi được xe đạp.
Khi biết đi xe đạp, tôi được ba giao nhiệm vụ chở mẹ đi chợ vì mắt mẹ kém. Những buổi chợ của mẹ con tôi thường là mớ cá đồng, dăm bó chè xanh, vài quả na vườn… Để có những bữa chợ ấy thì đêm hôm trước, ba tôi phải đi giăng câu suốt đêm đến gần sáng.
Một lần đi giăng câu xa nhà, ai đó đã lấy mất chiếc xe đạp Thống Nhất của nhà tôi dù ba đã ngụy trang cẩn thận vào một gốc cây. Trưa đó, ba về và bảo: “Mất xe rồi!”. Mẹ tôi hốt hoảng với tay ba hỏi dồn: “Sao lại mất xe, để đâu mà mất?”. Tôi òa lên khóc, ba dỗ dành nhưng có lẽ người buồn nhất là ba, vì chiếc xe ấy với ba không những là tài sản của gia đình mà còn là món quà kỷ niệm quý của ông ngoại.
Bây giờ, khi cuộc sống khá hơn một chút, gia đình tôi mỗi người có riêng một chiếc xe để đi lại. Tôi cũng sắm cho mình một chiếc xe máy đắt tiền. Nhưng có lẽ chiếc xe đạp nam Thống Nhất của gia đình mãi là chiếc xe đẹp nhất, chất chứa bao kỷ niệm!
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.