Ký ức tuổi thơ tôi qua cánh diều no gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cứ mỗi khi đến kỳ nghỉ hè, tôi và đám bạn cùng trang lứa trong làng lại cùng nhau tự tay làm các loại đồ chơi theo sở thích của mình. Một trong những trò chơi mà tôi luôn yêu thích nhất hồi ấy, đó là thú chơi thả diều. Cứ mỗi buổi chiều về, trong những cơn gió ngày hè, trẻ con trong làng tôi thường rủ nhau ra những khoảng đất trống trên gò đồi để cùng tung tăng chơi những trò chơi thỏa mãn niền đam mê.

 Cánh diều qua ký ức tuổi thơ hồn nhiên (ảnh minh họa, nguồn: internet)
Cánh diều qua ký ức tuổi thơ hồn nhiên (ảnh minh họa, nguồn: internet)

Tôi sinh ra ở một vùng quê miền Trung  nghèo khó, quanh năm cả gia đình chỉ trông mong vào mấy sào ruộng để mưu sinh. Vì nhà nghèo, cơm không có ăn lấy tiền đâu mà đòi bố mẹsắm cho một cánh diều đẹp. Nên bọn con nít trong làng tôi thường tận dụng lại những túi ni lông đựng phân hóa học, thức ăn hàng ngày được vứt bỏ ngoài bờ đê ruộng… mang về giặc sạch rồi phơi cho ráo nước. Sau đó lại cùng nhau đi xuống bờ suối chặt những cây tre giàmang về gót tròn và uốn cong để làm thân cho những cánh diều. Với nhiều sáng tạo, nhiều sở thích mỗi bạn tự thiết kế ra những con diều đẹp, kiểu dáng, mẫu mã khác nhau và tự đặt tên cho mỗi cánh diều một cái tên thật ngộ nghĩnh nào là diều âu, diều ó, diều đại bàng, diều siêu nhân…

Chính quê hương đã nuôi lớn tôi nên người, đã mang cho tôi biết bao nhiêu ký ức đẹp của một thời niên thiếu với nhiều suy nghĩ vu vơ. Tuổi thơ thật hồn nhiên khi được thả những cánh diều bay cao trên bầu trời chứa đựng nhiều khát vọng. Lúc còn ấu thơ tôi vẫn nhớ mãi những lúc đám bạn trong xóm cùng nhau đi thả diều, khi những cánh diều bay cao vút trên bầu trời xanh bao la. Con nít bọn tôi ngày ấy thường hòa mình vào một cầu nói vang cả đất trời “diều ơi, diều bay cao lên, cao lên nữa đi….” một câu nói thật hôn nhiên và không một chút nghĩ đã giúp cho các bạn tôi không biết mệt nhọc mà cứ hăng say thỏa mãn niềm đam mê.

Giờ đây khi tôi ngày càng trưởng thành, chững chạc hơn. Những lúc mệt nhọc, áp lực từ công việc, tôi thường hay nhớ về một thời tuổi thơ và chợt nghĩ ra những dòng suy nghĩ rằng. “Ước gì cho mình được quay về với tuổi thơ để được rong chơi vào những trò chơi như thả diều, ô ăn quan, đi bắt mương tát cá…”. Một dòng suy nghĩ thật vu vơ, nhưng cũng làm cho tôi được quay về một thời tuổi thơ hồn nhiên mà nhiều người gọi là con nít. Lòng tôi lúc ấy tự nhiên nhẹ nhỏm hơn và xua tan đi biết bao nhiêu mệt nhọc trong công việc.

Tuổi thơ thật hồn nhiên đã nuôi tôi lớn lên bằng những dòng ký ức đẹp của một thời trẻ con. Các bạn à dù cuộc sống có đổi thay như thế nào, cũng hãy trân trọng và lưu giữ những hình ảnh đẹp của một thời con nít nhé. Những hình ảnh ấy tuy nhỏ bé nhưng nó lại tạo cho mỗi người có thêm động lực vững chắc, niềm tin trong cuộc sống để bước chân trên mọi nẻo đường của Tổ quốc.

Huy Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.