Ký ức làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trận bão, lụt kinh hoàng đi qua như một cuộc chiến không mùi thuốc súng. Có một nhóm người háo hức vác rìu, vác rựa đẵn gỗ để cất lẫm làng.

1. Già Tâm kể rằng: năm Giáp Tý trời mưa gió ào ạt suốt năm ngày đêm, nước dâng ngập đầu ngọn tre. Gió lồng lộn hà hơi tiếp sức với mưa quật đổ những ngôi nhà vách trát đất ở xóm Đồng cướp đi tài sản và tính mạng của một số gia đình, gây nên cảnh tang thương nhiều năm sau vẫn chưa khắc phục hoàn toàn.

Trận bão, lụt kinh hoàng đi qua như một cuộc chiến không mùi thuốc súng. Có một nhóm người háo hức vác rìu, vác rựa đẵn gỗ để cất lẫm làng. Những khúc gỗ tròn, dài, đen trùi trũi màu nước bùn như cái bồ cót từ trên núi cao được thủy thần nổi cơn giông gió, bão lụt để đưa về biển xây dựng thủy cung. Gỗ nhiều, các đấng thần linh lấy đi không hết nên để lại dăm ba khúc nằm chình ình trên bờ sông, thửa ruộng. Mỗi khi trời sang đông, mưa to gió lớn nhiều ngày liền thì người xóm Đồng nghĩ là “ông bà đi lấy gỗ”. Gỗ của ông bà linh thiêng lắm nên chẳng ai dám cưa xẻ đem về làm nhà, dựng chuồng nuôi gia súc hoặc làm chất đốt. Dân xóm Đồng mất mát trong bão lũ lại có niềm tin ông bà cho gỗ xóm Đồng là điều may mắn. Mọi người, mọi nhà sẽ ăn nên làm ra. Niềm vui được nhen lên an ủi người dân phần nào.

Ông Bảy Tựa vâng lời xã Hai Ngung chỉ huy đám thợ mộc dùng trâu bò kéo những khúc gỗ to tướng về đất của làng để cất lẫm làm nơi thờ cúng các vị tiền hiền của làng. Ngày dựng đòn dông, xã Hai Ngung mặc áo the thâm, đầu chít khăn đỏ quỳ mọp xuống đất khấn vái một hồi. Ông thầy lễ bưng cái khay gỗ đặt sẵn hai đồng xu màu đồng hung. Xã Hai Ngung vung tay gieo hai đồng xu xuống khay. Hai đồng xu quay lục cục một hồi rồi mới chịu nằm im. Mắt lão sáng lên. Hướng về bàn nhang đèn hoa quả cúi đầu lạy ba lạy rồi quay sang thầy lễ, nói nhỏ: “Tiền hiền hiển linh đồng ý cho dựng lẫm làng ngay lần gieo quẻ đầu tiên. Thật là đại phúc!”. Dân xóm Đồng nghèo lại giàu tín ngưỡng thờ cúng.

Việc huy động xây dựng lẫm làng chóng vánh trong vòng sáu tháng. Thầy lễ tên là Tưng, thứ sáu, mọi người quen gọi là thầy Sáu. Thầy Sáu Tưng được xã Hai Ngung cắt cử giữ lẫm làng nhà ba gian vững chãi. Đêm đầu tiên, thầy Sáu Tưng thắp nhang trên bàn thờ, chong đèn hột vịt, ngủ sớm. Nửa đêm trong cơn mê ngủ, lão nghe tiếng kèn tò te tí te. Nhà lẫm sáng trưng. Lão nằm nghiêng co quắp hai chân, rụt cổ, hai bàn tay ôm đầu không dám thở mạnh. Trong chốc lát không còn tiếng kèn và nguồn sáng phụt tắt. Thầy Sáu Tưng tức tốc tìm xã Hai Ngung kể rõ nguồn cơn trong đêm và xin thôi việc trông coi lẫm làng. Xã Hai Ngung giãy nảy như giậm phải gai tre: “Các vị tiền hiền của làng về lẫm đó. Giống như Thành Hoàng về miễu vậy. Đừng sợ! Thần thánh nào lại nỡ làm hại người lo việc nhang khói cho mình cơ chứ!”.

2. Khác với các xã trưởng thời Pháp thuộc thường có nhiều vợ lẽ, xã Hai Ngung chỉ một vợ một chồng. Lão làm xã trưởng từ năm mới hơn 30 tuổi, dáng người cao ráo, trắng trẻo, giỏi võ, rành chữ Nho và còn biết nói bập bõm tiếng Pháp. Nhà xã Hai Ngung cách lẫm làng chưa đến một trăm mét. Lẫm Tân Lâm được chia làm ba gian. Gian thứ nhất dành để thờ cúng các vị tiền hiền. Gian thứ hai dành cho xã Hai Ngung và ngũ hương (hương duyệt, hương dịch, hương kiểm, hương bộ, hương mục) làm việc. Gian thứ ba là kho lúa do dân nộp thuế hàng năm. Có những ngày xã Hai Ngung tạt về nhà ăn cơm xong đến lẫm bảo thầy Sáu Tưng pha trà ngồi nhấm nháp.

Xã Hai Ngung có thói quen lúc nào cũng giữ khư khư bên mình khẩu súng Colt M-1911 nòng súng cỡ 45mm (Colt 45) do Mỹ sản xuất. Người Pháp chiếm thuộc địa ở châu Phi, Đông Dương, đi xâm lược gây đau thương cho dân tộc khác nhưng lại cố quên vì đâu mà những người yêu nước Việt Nam tìm đến với chủ nghĩa cộng sản. Một bữa, xã Hai Ngung ngẫu hứng rút khẩu súng lục đặt trên bàn. Thầy Sáu Tưng nổi tánh hiếu kỳ mon men đến gần: “Súng ngộ quá ông nhỉ! Đây là lần đầu tiên con nhìn thấy đó!”. Xã Hai Ngung đẩy ly nước trà sang một bên, cầm khẩu súng ngắn lên bấm nút lấy băng đạn ra. Thầy Sáu Tưng ồ lên một tiếng thích thú khi nhìn thấy đầu đạn bằng ngón tay út màu đồng hung trong lớp vỏ màu vàng chóe. Xã Hai Ngung đắc ý, mặt lão câng câng vụt đứng dậy: “Thầy sáu muốn xem tôi bắn súng không? Ra đây xem nè!”. Sáu Tưng do dự mấy giây chưa muốn bước vội. Có lẽ lão sợ nghe tiếng súng nổ.

Sáu Tưng vừa ra khỏi cửa đã nghe tiếng đạn lên nòng, Xã Hai Ngung hô: “Này! Thầy Sáu! Coi tôi bắn vào giữa chảng ba cây thầu đâu!”. Lão nói dứt lời, từ từ đưa khẩu súng lên nhắm. Đoàng! Đoàng! Đoàng! Ba tiếng súng nổ chát chúa, đanh gọn. Xã Hai Ngung khoái chí: “Trúng được hai phát là thiện xạ rồi!”. Sáu Tưng nhanh chân tiến về phía cây sầu đông, mắt nhìn thom lom: “Ông bắn giỏi thật đó!”. Những người nhà ở gần lẫm Tân Lâm đổ xô ra đường nhìn dáo dác, sợ hãi. Xã Hai Ngung thì cầm khẩu súng ngắn trên tay mãn nguyện. Thầy Sáu Tưng lui cui tìm nhặt mấy cái vỏ đạn đồng.

3. Chuyện ban đêm thánh thần hiện về lẫm làng rồi cũng đến tai của người dân lẫm Tân Lâm với nhiều cách thêu dệt, dị bản khác nhau. Càng về sau, câu chuyện càng nhuốm màu kinh dị khiến cho lũ trẻ con ban đêm mỗi khi đi qua lẫm làng sởn tóc gáy. Cũng từ sự đồn thổi, đơm đặt ấy mà nhiều năm sau không ai dám thay thầy Sáu Tưng trông coi lẫm làng. Thầy Sáu Tưng trở thành người thâm niên giữ lẫm kiếm cơm vô thời hạn. Thế rồi vào một đêm, xã Hai Ngung đi dự tiệc nhà hương kiểm mà không về nhà mình. Lão buộc con bạch mã trước sân, vào lẫm ngủ. Hôm sau, Sáu Tưng dậy sớm nấu nước pha trà phát hiện ông hội đồng nằm chết cứng trên bộ ván gõ đặt gần chỗ mà hàng ngày ông ngồi làm việc. Sáu Tưng run bắn người, bấn loạn. Lão chạy ra ngoài kêu la ầm ĩ. Suốt ngày hôm ấy lúc nào lẫm Tân Lâm cũng lố nhố người bàn tán xì xào. Thầy Sáu Tưng bị cơ quan chức trách tra hỏi nhiều lần, song cái chết của xã Hai Ngung vẫn là một ẩn số. Dân chúng tha hồ bàn tý bàn ngọ đủ chuyện. Một số hào cựu của làng phán xanh rờn: “Xã Hai Ngung cả gan lấy gỗ của thủy thần về xây dựng lẫm làng bị kẻ khuất mặt quở phạt, bắt hồn”; “Nơi tôn thần yên nghỉ mà xã Hai Ngung dám lấy súng nã đạn đì đoàng nên bị bắt chết”… Tựu trung lại lão chết vì thánh thần vặt cổ...

Lần này Sáu Tưng không còn chịu đấm ăn xôi. Lão khăng khăng xin nghỉ việc trông coi lẫm làng. Lão sợ xã Hai Ngung hiện hồn dọa dẫm. Xã trưởng mới chấp chánh bí đường phải cắt cử hương kiểm Đành giữ gìn lẫm làng.

Lẫm Tân Lâm bị máy bay Mỹ dội bom tan hoang. Sau năm 1975, chính quyền địa phương xây dựng lại lẫm mới trên nền đất cũ. Hàng năm, người dân góp tiền cúng tế lẫm làng. Sau lễ chào cờ, chúc tết đầu xuân, những người con của Tân Lâm không quên vào lẫm thắp nhang khấn vái các bậc tiền hiền - những người buổi ban đầu đã có nhiều công lao khai khẩn đất hoang xây dựng nên làng xóm để có được cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc như hôm nay.

Chuyện của xã Hai, thầy Sáu là những giai thoại làng được người lớn kể cho con cháu nghe với suy luận mới hấp dẫn hơn…

Có thể bạn quan tâm

Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.