Kỷ niệm với chị Hồng Vân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Một hôm gần trưa, tôi nhận điện thoại của Hiếu-cán bộ Văn phòng UBND tỉnh: “Trưa nay mời anh đi ăn với chị em em”. “Ơ chị em là ai?”. “Là Hồng Vân, đồng nghiệp cũ mà anh hay nhắc”. Ra thế, ai chứ Hồng Vân thì phải đi ngay.

Nhớ ngày đầu tiên vào Ty Văn hóa Thông tin Gia Lai-Kon Tum nhận nhiệm vụ, Trưởng phòng Tổ chức dắt tôi xuống Phòng Văn nghệ để bàn giao. Một chị khá xinh, nhanh nhẹn và xởi lởi đón tôi, chuyện trò tíu tít. Chị giới thiệu mình là Vân, Ngô Thị Hồng Vân, cán bộ của phòng, chào bạn nhé. Và, chúng tôi thân nhau ngay từ hôm ấy.

Đấy là người phụ nữ đa tài nên dẫu tôi vừa tốt nghiệp đại học, cái bằng hiếm hoi khi ấy ở Ty Văn hóa, và vì là vừa tốt nghiệp nên thấy trời cũng... thường thôi, mà phải phục, đi từ sự phục này tới sự phục khác.

Kỷ niệm với chị Hồng Vân  ảnh 1

Chị Hồng Vân về thăm Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai nơi chị một thời là thành viên. Và 2, chị Hồng Vân (thứ 2 trái sang). Ảnh: Hoàng Hương Giang

Đầu tiên là nghe chị ấy... hát, tôi nghe cứ thấy như chim hót chứ chả biết là chị hát tiếng Jrai hay Bahnar. Sau mới biết, chị từng là nhân viên đội thông tin lưu động-một mô hình tuyên truyền cổ động trực quan ngày ấy. Chị ấy có thể ôm đàn và hát cả tiếng Jrai và Bahnar.

Tôi nhớ có lần Phòng được tham gia tiếp đoàn văn công Hoàng gia Campuchia. Và, điều kinh ngạc là chị Vân nói chuyện với họ bằng tiếng Anh, thi thoảng xen tiếng Pháp. Cũng có lần, chị được mời thuyết minh một bộ phim tiếng Anh chưa có bản dịch, tức là chị dịch trực tiếp. Tôi hỏi chị dịch đúng không, chị cười bảo thì cũng giống Hùng thuyết minh tiếng Nga. Cũng bởi ngày ấy, thi thoảng tôi được cái đội chiếu bóng lưu động chiếu ở sân khấu ngoài trời mời thuyết minh phim, đa phần là tiếng Nga và bản dịch thuyết minh thì vừa nát vừa mất trang. Tôi toàn phịa, chị Vân biết chuyện này.

Giáp Tết, tôi được giao một đống bản thảo đọc để làm số Tết. Và, trong cặp bản thảo ấy có truyện ngắn của Ngô Thị Hồng Vân. Sáng hôm sau lên phòng, tôi hỏi chị là có phải truyện của chị không? Chị bảo đúng rồi, có việc gì à? Không, chỉ là nó... hay thôi. Mà sao kiến thức Tây Nguyên của chị tài thế? Chị cười, mắt long lanh, má lúm đồng tiền, hai cái bím tóc ngúng nguẩy rất ngộ.

Có lần, tôi với chị được cử đi công tác ở An Khê. Lúc ấy, An Khê là một phố huyện rất nghèo, lụp xụp mấy dãy nhà. Chúng tôi vào xin ở nhà khách của huyện. Họ bố trí cho... một phòng. Chị Vân mang theo con bé Xuân, khi ấy khoảng 4-5 tuổi. Hai cái giường đơn song song, cái đèn dầu đặt ở đầu giường tôi. Nói thật, suốt đêm tôi cứ lo nó tắt thì tình ngay lý gian. May tận sáng nó vẫn sáng, dẫu đã được hạ bấc xuống còn như hạt đỗ. Hôm gặp lại mới đây, tôi kể chuyện cũ cho Xuân nghe và bảo, chú cứ thót ruột sợ... đèn tắt. Xuân cười bảo, có khi mẹ cháu lại mong đèn tắt ấy chứ, chú cứ lấy bụng chú suy bụng... mẹ cháu.

Và trong đợt đi An Khê này, tôi biết thêm tài nữa của chị, là... sáng tác ca khúc. Vào thăm xưởng gỗ về, chị viết ngay một bài hát. Hôm chia tay ở Phòng Văn hóa, chị hát váng bài này, chỉ gõ đũa vào bát, mà rất rộn ràng.

Tôi và chị làm việc với nhau rất hợp. Được đâu 3-4 năm thì chị đi học Trường Viết văn Nguyễn Du. Được 2 năm thì chị bỏ, về kinh doanh và chị kinh doanh rất tài. Nhớ trong thời gian làm cùng, thi thoảng lại thấy chị kêu tới nhà... nhậu. Anh Quý-chồng chị là giáo viên tiếng Anh, người Huế, khá hiền. Tôi thì cứ xa xót vì mỗi lần nhậu là chị chuyển nhà. Nghĩ chị khổ quá, sao cứ phải chuyển nhà liên tục. Mãi sau mới biết, trời ạ, hóa ra chị đã có máu kinh doanh từ hồi ấy, mỗi lần đổi nhà là một lần chị... kinh doanh, là mỗi lần có lời, dù hồi ấy bất động sản chưa... kinh khủng như bây giờ.

Hồi ấy, anh em trong phòng tôi thu nhập thêm bằng cách... giữ xe ban đêm. Cái sân của Ty Văn hóa rộng mênh mông, chúng tôi giữ xe cho người đi xem cải lương ở sân khấu ngoài trời. Phiếu viết tay, số dùng phấn viết lên yên xe. Rất nhiều chuyện bi hài xảy ra như mất phao xăng, lộn xe, số trên yên bị mưa hoặc sương làm bay hết...; có gì khúc mắc, chị Hồng Vân xử lý là xong. Cười tươi thế, khéo thế, xinh thế... mất cả cái phao xăng của người ta, chị Vân bảo: Em xin anh, bọn em giữ xe cho vui, lát anh chị em ăn vịt lộn với ăn cháo thôi, mời anh ở lại dùng với bọn em. Ông mất phao xăng đang hùng hổ bắt đền nghe chị nói xong, bảo thôi tha.

Giờ chị là một bà chủ lớn ở Sài Gòn, thi thoảng về lại Pleiku gặm nhấm kỷ niệm xưa thì lại rủ tôi và một số bạn bè đi ăn. Tôi vẫn bảo với chị là, nếu chị đi theo con đường văn chương thì giờ chị đã là một tác giả có tên tuổi.

Một thời, những người văn ở Gia Lai hồn nhiên, trong trẻo và vô tư đến thế.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Hoàng Thái

Gương mặt thơ: Hoàng Thái

(GLO)- Hoàng Thái là dân thời sự VTV, đương nhiệm chức Phó Giám đốc VTV8. Tức là trong mắt tôi và nhiều người, phần cảm xúc thơ sẽ bị thui chột dù anh là dân học văn Đại học Tổng hợp Huế. Nhưng một ngày, anh khoe với tôi một chùm thơ và tôi ngạc nhiên trước cảm xúc tươi rói và trĩu tâm trạng.

Thành phố Pleiku có 30 đội cồng chiêng

Thành phố Pleiku có 30 đội cồng chiêng

(GLO)- Thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 30 đội cồng chiêng, múa xoang với trên 600 nghệ nhân. Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được TP. Pleiku đặc biệt quan tâm, coi đây là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tây Nguyên: Chuyện của một thời và mãi mãi

Tây Nguyên: Chuyện của một thời và mãi mãi

(GLO)- Thỉnh thoảng, tôi vẫn chọn mua một số cuốn sách cũ trên mạng xã hội. Thật khó để nói rằng hình thức của chúng hấp dẫn, thậm chí có cuốn còn bị mối mọt, ẩm mốc. Bù lại, nhiều câu chuyện hay dường như chỉ có trong những tác phẩm nay đã trở thành hiếm hoi này. Và, tập bút ký “Liên khu 5 bất khuất” của tác giả Thành Nghĩa được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in tại Hà Nội vào tháng 5-1966 với số lượng 11.600 cuốn chứa đựng nhiều chi tiết cảm động liên quan đến vùng đất Bắc Tây Nguyên của chúng ta là một ví dụ.
10 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4

10 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4

(GLO)- Ban Tổ chức Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn-Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố 10 tác phẩm lọt vào chung khảo lần thứ 4, năm 2023 vào ngày 15-5. Từ top 10 này, Hội đồng Giám khảo sẽ chọn ra các giải Hiệp sĩ Dế Mèn, Khát vọng Dế Mèn để trao giải vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 tới.
Sôi nổi tiếng hát tuyên truyền viên

Sôi nổi tiếng hát tuyên truyền viên

(GLO)- Liên hoan tiếng hát tuyên truyền viên tỉnh Gia Lai lần thứ I vừa bế mạc sau 2 đêm diễn ra (11 và 12-5). Trong lần đầu tiên tổ chức, chương trình đã mang đến không khí giao lưu sôi nổi, tiếp thêm sinh khí cho hoạt động của các tuyên truyền viên ở cơ sở.
Gương mặt thơ: Đỗ Bạch Mai

Gương mặt thơ: Đỗ Bạch Mai

(GLO)- Chị Đỗ Bạch Mai thành danh khi tôi còn là “nhà thơ trẻ”. Hồi ấy, tôi đã tự hỏi, năng lượng ở đâu để chị làm thơ nhiều, nhanh và đầy xúc cảm như thế. Từ bông dã quỳ mà chị nghĩ tới những điều được mất như thế này: “Mong chỉ một lần và chỉ một lần thôi/Được ngắm hoa cúc quỳ trong phút giây êm ả nhất/Để được đối mặt với những điều còn-mất/Để ta lại là ta thanh thản trở về” thì thấy sự liên tưởng trong chị mạnh tới như thế nào?
Những nghệ nhân "chân đất" ở Tú Thủy gìn giữ nghệ thuật hát tuồng

Những nghệ nhân "chân đất" ở Tú Thủy gìn giữ nghệ thuật hát tuồng

(GLO)- Quanh năm tất bật với công việc ruộng đồng nhưng các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Hát tuồng thôn Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vẫn dành thời gian luyện tập. Một năm đôi lần, những nghệ sĩ “chân đất” được thỏa sức biểu diễn, sống trọn niềm đam mê và nỗ lực gìn giữ nét văn hóa truyền thống.