Kỳ lạ cô gái có khả năng xoay vai 180độ vì lý do không tưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mắc phải chứng bệnh lạ, cô gái có thể xoay vai đến 180 độ trong khi với người bình thường là 90 độ.
Một người phụ nữ 37 tuổi đến từ Ấn Độ mới đây đã tìm kiếm sự trợ giúp y tế sau khi gặp khó khăn khi sử dụng tay trái và đau vai trong 3 tháng.
Khi khám chữa, các bác sĩ phát hiện ra vai của cô vô cùng mềm mại, có thể xoay 180 độ từ ngực đến lưng - gấp đôi vòng xoay 90 độ đối với người bình thường.
Một người phụ nữ 37 tuổi có khả năng xoay vai lên tới 180 độ, gần như gấp đôi so với người bình thường.
Một người phụ nữ 37 tuổi có khả năng xoay vai lên tới 180 độ, gần như gấp đôi so với người bình thường.
Sau khi tiến hành chụp chiếu, tia X cho thấy phần xương tròn kết nối cánh tay với vai của cô đã tiêu biến khiến nó chỉ còn một mảnh nhỏ. Các bác sĩ tại Viện Khoa học Y khoa Pondicherry ở Ấn Độ đã cho xét nghiệm nhiễm trùng, nội tiết tố cũng như trao đổi chất, tuy nhiên mọi thứ đều ở trạng thái bình thường.
Theo báo cáo trường hợp của Tạp chí Y khoa Anh, vùng xương dài ở cánh tay trên của người phụ nữ đã biến mất. Ban đầu, đội ngũ y bác sĩ nghi ngờ do bệnh về thần kinh gây ra nhưng cô hoàn toàn không hề có triệu chứng liên quan. Sự thiếu hụt các triệu chứng thần kinh khiến gây ức chế cho cơ thể, do vậy các bác sỹ chẩn đoán cô mắc chứng Gorham-Stout, một căn bệnh cực kỳ hiếm gặp khiến xương tiêu biến.
Sau khi tiến hành chụp X quang cùng nhiều xét nghiệm khác, các bác sĩ chẩn đoán cô mắc chứng bệnh hiếm gặp có tên Gorham-Stout.
Sau khi tiến hành chụp X quang cùng nhiều xét nghiệm khác, các bác sĩ chẩn đoán cô mắc chứng bệnh hiếm gặp có tên Gorham-Stout.
Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra căn bệnh và không có liên kết di truyền nào của bệnh đã từng được phát hiện. Những người mắc bệnh này sẽ kéo theo chứng tăng trưởng bất thường của mạch máu và mạch bạch huyết, có thể làm tổn thương và vỡ xương.
Vì không có bất kỳ khuyết tật về thể chất nào nên người phụ nữ đã không chọn phương pháp phẫu thuật để chỉnh sửa vai mình. Do sự hiếm gặp của bệnh nên không có thuốc để điều trị, vì vậy cô đã được tập thể dục tăng cường để hình thành cơ bắp nhằm hỗ trợ khớp. Sau 1-2 năm theo dõi, tình trạng bệnh không hề xấu đi nên không cần phải điều trị thêm.
Gorham-Stout là căn bệnh khiến cho một bộ phận xương trong cơ thể bị tiêu biến,
Gorham-Stout là căn bệnh khiến cho một bộ phận xương trong cơ thể bị tiêu biến,
Căn bệnh Gorham-Stout thường ảnh hưởng nặng nề nhất tới xương sườn, xương sống, xương chậu, xương sọ, xương đòn và xương hàm. Một số người có thể bị đau và sưng bộ phận đó lên nhanh chóng trong khi những người khác chỉ đau nhức và nặng dần theo thời gian.
Phương pháp điều trị hữu hiệu nhất hiện nay là tập trung vào việc quản lý các triệu chứng của một cá nhân. Một số bệnh nhân có thể cần ghép xương để giúp cơ thể thêm hoàn thiện, Trong một vài trường hợp khác, vùng xương bị ảnh hưởng có thể được phẫu thuật cắt bỏ.
Theo Hà (Saostar)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.