Ksor H'Li: Vượt khó làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ siêng năng, biết lấy ngắn nuôi dài nên từ chỗ nghèo khó, gia đình bà Ksor H'Li (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã vươn lên trở thành hộ khá giả, có điều kiện giúp người dân vùng biên thoát nghèo.
Bà Ksor H'Li (SN 1964) lớn lên và bắt chồng ở làng Kom Yố. Khi mới lấy nhau, vợ chồng bà còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tập quán sản xuất đốt nương làm rẫy, canh tác các loại cây trồng truyền thống nên kinh tế rất khó khăn. Không cam chịu đói nghèo, vợ chồng bà đã cất công học hỏi phương cách làm ăn mới. Nhận thấy nhiều người Kinh sản xuất các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa rẫy, năm 1992, bà quyết định đầu tư trồng 5 sào cà phê và 5 sào cao su. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tận tình, gia đình bà đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc, thu hoạch cà phê và cao su. Cứ thế, với phương châm lấy ngắn nuôi dài, nhờ siêng năng sản xuất và chi tiêu hợp lý nên gia đình bà H'Li có nguồn vốn tích lũy và trở nên giàu có.
 Bà Ksor H'Li và con trai Ksor Pưh (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai). Ảnh: H.M
Bà Ksor H'Li và con trai Ksor Pưh (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai). Ảnh: H.M
Hiện gia đình bà H'Li đã làm được nhà kiên cố, khang trang, đầu tư mua sắm nhiều máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, sinh hoạt, mở rộng thâm canh các loại cây trồng. Đến năm 2015, gia đình bà H'Li đã có 5 ha cao su, 5 ha cà phê, 4 ha điều, 300 trụ hồ tiêu, 35 con bò, gần 100 con heo, hơn 200 con gà. Trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi năm, bà thu về tổng cộng gần 1 tỷ đồng. Năm 2017, khi con cái lần lượt lập gia đình, vợ chồng bà H'Li chia tài sản cho mỗi người con 1 ha cao su, 1 ha cà phê, 1 ha điều, 5 con bò, 7 con heo... “Năm nay, giá cà phê, cao su, điều... tiếp tục xuống thấp nên mình chỉ bán một phần sản phẩm, thu được 400 triệu đồng. Nhiều diện tích cà phê, cao su đang tiếp tục cho thu hoạch”-bà H'Li bộc bạch.
Làm ăn khấm khá, phát đạt, bà H'Li có điều kiện hỗ trợ bà con trong làng về việc làm, cây con giống... Hiện bà đang thuê hơn 20 lao động thu hoạch cà phê với giá 170.000 đồng/người/ngày công, tính cả cơm trưa. “Bà con ưng làm cho mình, mình cũng ưng thuê bà con làm việc. Người nào làm công nhiều cho nhà mình, mình ưu tiên giúp đỡ gạo, tiền nhiều hơn. Xưa nay, dân làng mình giàu có, đói khổ đều có nhau mà”-bà H'Li cho hay. Chị Rơ Châm H'Hi (cùng làng) xúc động bày tỏ: “Gia đình bà H'Li ai cũng siêng năng, chịu khó làm ăn, giúp dân làng nhiều thứ. Bà H'Li tạo việc làm cho vợ chồng mình, cho gạo ăn lúc đói, mượn tiền không tính lãi. Nhờ vậy mà 3 đứa con của mình được đi học, rẫy cà phê và vườn điều của gia đình không bị bán đi. Nhà bà H'Li còn giúp đỡ cho nhiều gia đình khác trong xã như nhà Rơ Mah Hạnh ở làng Kom Yố, nhà Ksor HNga ở làng Nú 1, nhà Siu Phi ở làng Pang...”.
Ông Kpăh Yam-Chủ tịch UBND xã Ia Chía-nhận xét: “Bà Ksor H'Li là tấm gương sáng ở vùng biên về sự chịu khó làm ăn, nghĩa tình với bà con dân làng. Vì vậy, gia đình bà luôn được dân làng tin yêu, các cấp, các ngành đánh giá cao và biểu dương, khen thưởng xứng đáng”.
HOÀNG MINH

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).