Krông Pa: Hiệu quả từ tổ hợp tác dùng nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt, việc sử dụng nguồn nước hợp lý quyết định hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã thành lập các tổ hợp tác dùng nước để điều tiết nước tưới đảm bảo cho người dân sản xuất.

Cánh đồng Phú Cần có diện tích hơn 150 ha, sử dụng nguồn nước tưới từ công trình thủy lợi Ia Mlah và hồ Phú Cần. Để đảm bảo nguồn nước cho cây trồng, Tổ hợp tác dùng nước xã Phú Cần đã xây dựng kế hoạch điều tiết nước chi tiết, cụ thể cho từng tuyến kênh, từng khu vực.

Chị Rơ Ô H’Oanh (buôn Tang) cho hay: Gia đình chị có 6 sào lúa nước tại cánh đồng Phú Cần. Mặc dù thời tiết nắng nóng hơn nhưng nhờ có hệ thống kênh mương dẫn nước về tận ruộng và sự điều tiết hợp lý của Tổ hợp tác dùng nước nên cây lúa vẫn phát triển ổn định. Vụ Đông Xuân vừa rồi, gia đình thu được khoảng 3,5 tấn lúa.

Hơn 7 sào lúa nước của gia đình bà Rơ Ô H’Djanh ở cánh đồng Phú Cần cũng phát triển tốt và cho năng suất cao nhờ có nguồn nước đảm bảo. Bà H’Djanh cho biết: “Trước đây, cánh đồng này thường xảy ra khô hạn vào cuối vụ do người dân sử dụng nước không hợp lý. Giờ có người điều tiết nước cho từng khu vực nên chúng tôi sắp xếp thời gian lấy nước theo đúng lịch. Có lịch cấp nước giúp người dân sản xuất tập trung theo lịch thời vụ”.

Hồ chứa Phú Cần cơ bản đảm bảo cung cấp nước tưới cho người dân sản xuất. Ảnh: Lê Nam

Hồ chứa Phú Cần cơ bản đảm bảo cung cấp nước tưới cho người dân sản xuất. Ảnh: Lê Nam

Ông Trần Thế Chanh-Chủ tịch Hội Nông dân xã, phụ trách Tổ hợp tác dùng nước xã Phú Cần-thông tin: Năm 2019, Tổ hợp tác được thành lập với 4 thành viên. Tổ có nhiệm vụ điều tiết nước tưới cho cánh đồng Phú Cần. Để đảm bảo nhu cầu nguồn nước phục vụ sản xuất, ngay từ đầu vụ, Tổ hợp tác đã huy động người dân nạo vét kênh mương, quán triệt bà con sử dụng nước tiết kiệm, dùng đến đâu tháo nước đến đó, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp nước. Để có kinh phí hoạt động và tu sửa một số tuyến kênh bị hư hỏng, Tổ thu phí 30-40 ngàn đồng/sào/năm.

“Trước đây, người dân thường phản ánh thiếu nước tưới cho cây trồng. Nhưng khi chúng tôi xuống kiểm tra thì lượng nước trên mương vẫn đảm bảo. Chỉ vì người dân lấy nước để chảy tràn lan nên xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Do đó, chúng tôi xây dựng lịch tưới nước cụ thể cho từng vùng và thông báo với người dân lấy nước đúng ngày, đúng lịch phân công. Nếu hộ nào không sắp xếp công việc để lấy nước đúng lịch thì phải đợi đến lần sau. Làm kiểu này lúc đầu người dân phản ứng nhưng khi được phân tích cụ thể, bà con đều đồng tình ủng hộ”-ông Chanh chia sẻ.

Tương tự, ông Nay Ryat-Tổ trưởng Tổ hợp tác dùng nước xã Chư Gu-cho biết: Cánh đồng Chư Gu có diện tích hơn 70 ha. Trước đây, người dân chỉ sản xuất được 1 vụ vì thiếu nước. Đến khi có nguồn nước từ công trình thủy lợi Ia Mlah kéo về, người dân mới sản xuất được 2 vụ. Ngay từ đầu vụ, Tổ xây dựng phương án tưới nước luân phiên từng khu vực và điều tiết nước hợp lý. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nông dân hiểu rõ tình hình diễn biến thời tiết khô hạn, nguy cơ thiếu nước nên cần nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm.

Sự điều tiết hợp lý của Tổ hợp tác dùng nước xã Ia Rmok đã giúp người dân đủ nước sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2022-2023. Ảnh: Lê Nam

Sự điều tiết hợp lý của Tổ hợp tác dùng nước xã Ia Rmok đã giúp người dân đủ nước sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2022-2023. Ảnh: Lê Nam

Hiện nay, trên địa bàn huyện Krông Pa có 8 tổ hợp tác dùng nước tại các xã: Phú Cần, Chư Gu, Ia Mlah, Đất Bằng, Chư Ngọc, Ia Rmok, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc. Nhờ các tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, điều tiết nước tưới hợp lý nên diện tích cây trồng phát triển ổn định, cho năng suất cao.

Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 8 công trình thủy lợi gồm: 3 hồ chứa, 4 đập dâng và 1 trạm bơm điện. Các công trình này có tổng diện tích tưới theo thiết kế là 1.565 ha, trong đó có 1.085 ha lúa và 480 ha cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra, trên địa bàn còn có công trình thủy lợi Ia Mlah do Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai quản lý với năng lực tưới 5.150 ha cây trồng.

“Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, ngay từ đầu vụ, ngành chức năng huyện đã rà soát diện tích nguy cơ thiếu nước và xây dựng phương án ứng phó với hạn hán; tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích trữ nước ở các ao hồ, nạo vét kênh mương dẫn nước, điều tiết nước hợp lý để tránh thất thoát. Đồng thời, thông qua sự điều tiết nước hợp lý từ các tổ hợp tác dùng nước ở các xã, thị trấn đã góp phần đảm bảo nguồn nước tưới cho từng cánh đồng, giúp người dân sản xuất ổn định”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.