Kpuih Blop: Tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với bà Kpuih Blop (làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thì nghề dệt thổ cẩm đã ngấm sâu vào máu thịt không biết từ lúc nào, việc giữ gìn nghề dệt là cách để bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Từ nhỏ, bà Blop thấy mẹ mình thường mang khung cửi ra trước hiên nhà để dệt thổ cẩm. Quan sát đôi bàn tay khéo léo, uyển chuyển của mẹ từ việc kéo sợi, rồi đưa từng sợi bông vào khung dệt, bà thấy rất yêu thích, suốt ngày cứ lân la bên khung dệt để mày mò, tìm hiểu.
Thấy con gái đam mê với nghề dệt, mẹ bà đã truyền dạy kỹ năng dệt thổ cẩm của người Jrai. Qua thời gian, bà Blop đã nắm được từng công đoạn kỹ thuật xe sợi, luồn thoi và dệt thành thạo nhiều loại trang phục như: áo, khố, khăn, mền đắp…
Bà Blop tâm sự: “Tôi gắn bó với nghề dệt thổ cẩm này cũng hơn 35 năm rồi. Thật ra nghề dệt không khó lắm, quan trọng là phải có đam mê. Để có một tấm thổ cẩm đẹp đòi hỏi người dệt phải thật sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng thao tác”. Hiện nay, sản phẩm thổ cẩm do bà Blop dệt ra thường phục vụ nhu cầu của chị em phụ nữ và các cháu nhỏ trong làng.
Nói về kinh nghiệm dệt thổ cẩm, bà Blop chia sẻ: “Để có tấm thổ cẩm đẹp và bền, người thợ cần lắp đặt khung cửi thật căng, chắc chắn, không được lung lay, khi dệt sợi len được thẳng, đều. Khi kéo sợi len thì bàn tay phải nhẹ nhàng để rút căng thì mới đẹp. Công đoạn khó nhất là thêu họa tiết, tạo hoa văn. Vì thế, người thợ dệt phải có năng khiếu thẩm mỹ và bàn tay khéo léo”.
Bà Kpuih Blop trọn đời gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Anh Quân
Bà Kpuih Blop trọn đời gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Anh Quân
Ông Siu Krinh-Bí thư Chi bộ làng O Grưng-cho biết: Hiện nay, làng có trên 30 chị em phụ nữ còn duy trì nghề dệt thổ cẩm, phần lớn là những người lớn tuổi. Bà Blop gắn bó với nghề dệt thổ cẩm nhiều năm. Sản phẩm của bà được dân làng yêu thích.
“Để nghề dệt thổ cẩm không bị mai một, thông qua các buổi họp dân, chúng tôi thường tuyên truyền, vận động từng gia đình, dòng họ tiếp tục duy trì nghề dệt, kêu gọi các nghệ nhân có kinh nghiệm về dệt thổ cẩm truyền dạy bí quyết, kỹ năng cho các cháu thanh niên. Sắp tới, chúng tôi sẽ đề xuất Đảng ủy, UBND xã gây dựng tổ hội nghề dệt thổ cẩm của làng”-ông Siu Krinh nói.
ANH QUÂN

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.