Kinh tế thế giới thấm đòn Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) dự báo doanh thu ngành hàng không toàn cầu có thể giảm 4-5 tỉ USD trong quý I/2020 do tác động của dịch Covid-19.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) đang bắt đầu đè nặng lên không ít ngành công nghiệp và kinh tế nhiều nước trong bối cảnh chưa có dấu hiệu cho thấy dịch bệnh được đẩy lùi.
Theo các nhà kinh tế học và chuyên gia về chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực của dịch bệnh dự kiến kéo dài nhiều tháng ngay cả khi tình hình sớm được kiểm soát. Công ty Tư vấn Capital Economics (Anh) thậm chí dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm trong quý I/2020, lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Trước mắt, theo báo The Washington Post, "thương vong kinh tế" do sự hoành hành của Covid-19 đang gia tăng khi các hãng xe châu Á và châu Âu thiếu hụt linh kiện, du khách Trung Quốc ngồi nhà và các doanh nghiệp Mỹ đối mặt tương lai bất định.
Theo kế hoạch, các nhà máy ở Trung Quốc hoạt động trở lại hôm 10-2 sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Tuy nhiên, nhiều công nhân không thể hoặc chưa sẵn sàng quay trở lại làm việc do nỗi lo về dịch Covid-19, khiến hoạt động sản xuất tại nhiều nơi bị trì hoãn, từ đó tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng. Hãng xe Nissan đã tạm thời đóng cửa một trong những nhà máy tại Nhật do thiếu hụt phụ tùng từ Trung Quốc. Trong khi đó, hãng xe Fiat Chrysler (Anh) cảnh báo có thể đóng cửa một trong những nhà máy của họ ở châu Âu. Một số hãng xe Mỹ có thể đối mặt vấn đề tương tự trong 1-2 tuần nữa.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái do trúng đòn dịch Covid-19. Ảnh: The Straits Times
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái do trúng đòn dịch Covid-19. Ảnh: The Straits Times
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ gần đây buộc phải thừa nhận dịch Covid-19 có thể phủ bóng triển vọng tăng trưởng của kinh tế nước này nói riêng và toàn cầu nói chung. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell trong tuần này nhận định dịch bệnh có thể tác động lên kinh tế Mỹ do sự gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc.
Không dừng lại ở đó, hàng chục hội chợ thương mại lớn và hội nghị công nghiệp tại Trung Quốc và những nước khác đã bị hoãn do các biện pháp hạn chế đi lại và nỗi lo về sự lây lan của Covid-19, đe dọa làm gián đoạn các thỏa thuận kinh doanh trị giá nhiều tỉ USD.
Trong khi đó, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 13-2 dự báo doanh thu ngành hàng không toàn cầu có thể giảm 4-5 tỉ USD trong quý I/2020 do tình trạng hủy chuyến bay liên quan đến dịch Covid-19. Theo ICAO, tác động của Covid-19 đối với ngành công nghiệp hàng không dự kiến còn lớn hơn cả virus gây đại dịch Hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) giai đoạn 2002-2003.
Không gì lạ khi ngày càng có nhiều quốc gia bày tỏ lo lắng về ảnh hưởng của dịch Covid-19 và chuẩn bị kịch bản ứng phó. Trên tờ The Straits Times, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 14-2 cảnh báo kinh tế quốc gia Đông Nam Á này có thể rơi vào suy thoái do trúng đòn dịch bệnh. Phát biểu khi đến thăm sân bay Changi, ông Lý cho biết tác động kinh tế của Covid-19 lên Singapore hiện đã lớn hơn nhiều so với dịch SARS, từng khiến hơn 30 người tử vong tại nước này. Đã có 58 trường hợp nhiễm Covid-19 được ghi nhận tại nước này cho đến giờ.
Cùng ngày, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản, nơi có 251 ca nhiễm Covid-19, cảnh báo về ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu, du lịch và tiêu dùng trong nước. Theo cuộc thăm dò của Reuters, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này dự kiến giảm đến 0,2 điểm % trong năm nay do dịch bệnh. Chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe hôm 14-2 quyết định chi 10,3 tỉ yen để ứng phó với Covid-19 trong khi Bộ trưởng Tài chính Taro Aso khẳng định Tokyo sẵn sàng có thêm những bước đi khác, tùy thuộc tác động của dịch bệnh lớn đến đâu.
Hàn Quốc cũng là một trong những nước được dự báo sẽ chịu tổn thất không nhỏ từ Covid-19 do có quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính Hong Nam-ki và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lee Ju-yeol hôm 14-2 cam kết thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Riêng ông Lee cho biết ngân hàng sẽ hỗ trợ tài chính các lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 nhưng không nói có giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế hay không. 
Theo Hoàng Phương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

“Nhiệm vụ kép”trong lĩnh vực đầu tư công

“Nhiệm vụ kép” trong lĩnh vực đầu tư công

(GLO)-Để công tác đầu tư công không bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Gia Lai đang tiến hành “nhiệm vụ kép”: vừa khẩn trương rà soát, tổng hợp các chương trình, dự án; vừa quyết liệt thực hiện mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ.

null